Bàn thờ là nơi linh thiêng và thanh sạch nhất trong mỗi gia đình. Đó là lý do vì sao chúng ta cần phải lưu lý những kiêng kỵ để luôn giữ cho bàn thờ sự tôn linh.
Người Việt Nam có văn hóa thờ cúng tổ tiên, kính nhớ và biết ơn ông bà và tưởng nhớ người thân đã mất trong gia đình. Bàn thờ hiển nhiên được xem là vị trí trang trọng và linh thiêng thất. Mỗi khi đến ngày rằm hay 30 cuối tháng, hoặc ngày giỗ, theo lệ gia chủ sẽ chuẩn bị vật phẩm dâng lên bàn thờ, cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu được mạnh khỏe, may mắn và thành đạt.
Tuy nhiên, không ít người tùy tiện chưng hoa quả giả lên bàn thờ vì chúng tiện lợi mà không biết rằng cúng vật phẩm giả là điều đại kỵ.
Sau đây là 6 vật phẩm bạn tuyệt đối không được đặt lên bàn thờ nếu không muốn lâm vào cảnh nghèo rớt mồng tơi.
1. Hoa giả
Dẫu biết rằng chưng hoa giả vừa tiết kiệm chi phí, hoa luôn tươi tắn và không phải mất công thay nước thế nhưng các chuyên gia phong thủy luôn khuyên bạn phải chưng hoa thật. Dù có đắt hơn hoa giả đôi chút, nhưng hoa thật thể hiện được sự chân thành của bạn.Ngoài ra, khi hoa đã héo bạn nên bỏ ngay, bởi nếu để hoa giả, hoa khô trên bàn thờ sẽ khiến gia chủ gặp nhiều xui xẻo, gia đình hay gây gỗ cãi cọ nhau.
2. Không dùng cát để bỏ vào trong bát hương
Tuyệt đối không dùng cát để thay cho tro ở trong bát hương. Bởi việc này sẽ khiến cho gia đình lục đục, gặp những điều không may mắn.Bát hương phải được bốc bằng tro sạch, được đốt từ rơm nếp hoặc rơm tẻ sạch, sàng, lọc kỹ để bỏ đi những tạp chất.
3. Trái cây giả
Cũng giống như hoa, trái cây bạn cũng nên cúng trái cây tươi để ông bà tổ tiên có thể “ăn hương ăn hoa”, hưởng lộc con cháu gửi. Nếu bạn gửi lộc giả thì người đã khuất không nhận được.Nếu trên bàn thờ nhà bạn đang cúng trái cây giả thì hãy bỏ ngay và thay bằng trái cây tươi nhé.
4. Cành vàng lá ngọc
Ông Nguyễn Quang (chuyên gia trang Tử vi lý số Việt) cũng cho rằng, bàn thờ là nơi tâm linh, thanh tịnh nên những cành vàng lá ngọc không nên đặt lên. Những thứ cành vàng lá ngọc có nhiều điều khó nói như: Bày bán chỗ có sạch không, cất giữ thế nào, có bị ô uế hay không… “Không nên đi bất cứ đến chùa chiền, đền phủ nào cũng xin lộc về đặt lên bàn thờ, cũng không nên tùy tiện đặt các thứ đó lên bàn thờ. Muốn trưng thì cần biết rõ gốc tích của nó”, ông Quang nói.
5. Không tùy tiện cắm chân hương vòng vào bát hương
Từ bao đời nay, ở các nơi thờ tự chùa chiền, đình đền, phủ đều có que sắt cắm trong bát hương để thắp hương vòng. Nhưng trong gia đình thì có nên đặt những que hương sắt vào bát hương để thắp hương vòng hay không?
Ông Nguyễn Mạnh Cường cho rằng, theo các nhà tâm linh, bát hương thể hiện cho cái đầu của gia chủ, khi bốc bát hương mà không lèn chặt, thì sau một thời gian tro hương sẽ chắc lại, dân gian cho là có thể làm gia chủ đau đầu. Bàn thờ nếu có đủ ngũ hành là tốt. Nhưng các đồ kim loại như đỉnh đồng, lư đồng, bát hương đồng, hạc đồng, đỉnh đồng, chân nến… những đồ cúng lễ bằng kim loại cũng không nên đặt nhiều.
Bởi theo nhiều nhà tâm linh, nếu đặt đồ kim loại đồng nặng và lớn sẽ không tốt cho sức khỏe gia chủ. “Người dân nếu muốn thắp hương vòng trong những ngày lễ Tết thì hãy đốt ở ngoài bát hương, như đặt trong đĩa, vừa không động bát hương, vừa dễ làm sạch bàn thờ”, ông Cường tư vấn.
6. Giấy tiền vàng mã
Là vật phẩm có thể dâng cúng trên bàn thờ gia tiên, nhưng giấy tiền vàng mã là vật tuyệt đối không được đặt lên bàn thờ Phật. Đây là vật phẩm cúng cho người đã khuất, không được tùy tiện dâng lên bàn thờ Phật, gây mất sự trang nghiêm.
Đối với bàn thờ gia tiên, nhiều gia đình có thói quen cúng giấy tiền vàng mã từ mồng 1 Tết và cứ để như thế cho đến cuối năm mới hóa vàng. Nếu vậy, bạn cần đảm bảo rằng ngày đưa ông táo về trời số tiền vàng này phải được hóa vàng để con đường tiền bạc, tài lộc được hanh thông. Nếu quên không hóa vào cuối năm, việc làm ăn của năm tới sẽ bị ngưng trệ, gặp nhiều khó khăn.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo