Sau khi tiễn ông Táo, đây là 7 việc nhất định phải làm để cả nhà gặp may mắn suốt năm

Trong 7 ngày vắng ông Táo, bạn nên làm những việc này để đón may mắn vào nhà.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, trong mỗi nhà đều có 3 vị thần Táo quân, gồm 2 Táo ông và một Táo bà trông nom, giữ lửa cuộc sống của họ. Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, 3 vị Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo với Ngọc Hoàng mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong các gia đình, cho tới đêm Giao thừa các Táo mới trở về hạ giới tiếp tục nhiệm vụ trông coi bếp lửa của các gia đình.

1. Dán giấy đỏ có viết tên hoặc vẽ hình các Táo trên bếp

Ngày xưa, trong 7 ngày ông Táo về chầu trời, mọi người thường dựng cây nêu trước cửa để xua đuổi tà ma. Tục lệ đó đến thời nay đã không còn phổ biến nữa. Thay vào đó, một số gia đình chọn cách dán giấy đỏ có viết tên hoặc hình vẽ ông Táo trên tủ bếp. Việc làm này phần vì ý niệm xua trừ tà khí, phần có ý chào đón các Táo trở về phòng khi chủ nhà quá bận vào đêm giao thừa. Cuối năm sau, khi Táo quân về chầu trời thì hóa mảnh giấy cũ xuống và dán mảnh giấy đỏ mới lên.

clip_image002
Ảnh minh họa

2. Dọn dẹp, tẩy uế bàn thờ (còn gọi là bao sái)

Những ngày này thần linh đi vắng nên đây là dịp để các gia đình dọn dẹp ban thờ sau một năm, cũng là chuẩn bị ban thờ Tết. Thông thường, trong lễ tiễn Táo quân, chủ nhà cũng xin phép việc sửa sang bàn thờ đón Tết. Một số gia đình cẩn thận hơn, ngoài lễ tiễn Táo quân, khi dọn dẹp ban thờ lại thắp hương với hoa quả, nhang đèn để xin phép thần linh.

Việc đầu tiên, cần chọn người trong gia đình có tính tỉ mỉ, cẩn thận, thường là người chủ sự gia đình hạ bát hương xuống để làm công việc bao sái ban thờ. Khi hạ bát hương, cần để bát hương ở nơi sạch sẽ, tránh bị va chạm, cẩn thận hơn trải hoặc phủ vải đỏ cho bát hương khi bao sái.

cdv_9_2_tet6
Dọn dẹp, tẩy uế bàn thờ (còn gọi là bao sái)

3. Tỉa chân hương (nhang) và thay tro bát hương

Việc thay tro bát hương và tỉa bớt chân hương rất quan trọng và chỉ được phép thực hiện vào cuối năm, bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp ông Công ông Táo về trời đến trước 30 Tết.

Người làm công việc dọn dẹp cũng phải tắm rửa sạch sẽ, thực hiện công việc với sự thành tâm. Sau khi thắp một nén hương xin phép trên bàn thờ, gia chủ sẽ rút từng chân hương một, cho đến khi còn lại một vài chân hương đẹp nhất (thường là ở con số lẻ: 3,5, 7, 9). Số chân hương đã rút đi này sau đó được mang hóa, tro đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây.

4. Làm lễ mời an vị Táo quân vào ngày cuối năm và cúng Tất Niên

Lúc này, ban thờ đã sạch sẽ, khang trang để chào đón Thần linh, các gia đình cần làm lễ an vị Táo quân, an vị Thần linh. Thông thường, lễ cúng này được làm vào trưa ngày 30 Tết. Tuy nhiên, các gia đình về quê, đi xa trong ngày này có thể cúng sớm hơn. Có thể cúng lễ Tất niên gộp vào lễ thỉnh an vị Táo quân vào buổi trưa hoặc chiều ngày 30 Tết.

5. Trang hoàng lại nhà cửa

Người xưa tin rằng cuối năm lau chùi, dọn dẹp đồ đạc, thải bỏ đồ vật không cần thiết là cách để xua đuổi tà khí trong nhà, mang đến cho không gian sống, nhất là khu vực bếp núc – nơi gia đình thường xuyên sinh hoạt, quây quần – một nguồn sinh khí mới. Lưu ý 11 giờ trưa ngày tất niên nên đốt 3 ngọn nến trước ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ và các vật phẩm phong thủy khác trong nhà nếu có.

6. Chuẩn bị bữa cơm tất niên đầm ấm

Ngày tất niên được chọn lấy một ngày bất kỳ trong 7 ngày nhà vắng các Táo, nhưng thông thường, các gia đình có thói quen tổ chức vào ngày cuối cùng của năm cũ. Theo lệ, bữa cơm tất niên đòi hỏi các thành viên trong gia đình tề tựu đủ đầy, không vắng mặt một ai. Nhiều người không thể về bên gia đình trong mâm cơm họp mặt cuối năm này thì họ sẽ được báo ngày làm lễ để hướng về gia đình. Dự tiệc tất niên mọi người nên ăn mặc chỉnh tề, đặc biệt phụ nữ nên đeo trang sức, tươi cười rạng rỡ để đón những may mắn, an lành đến với cả nhà.

image
Chuẩn bị bữa cơm tất niên đầm ấm

7. Mở cửa, bật đèn đón sinh khí từ đất trời

Đêm 30 Tết, tất cả cửa chính và các cửa nhà phải được mở trước giao thừa, đèn nến bật càng nhiều càng tốt, để cả nhà tràn ngập ánh sáng, đón nguồn sinh khí linh thiêng từ đất trời, mang lại sức sống và may mắn cho cả gia đình. Khi thời khắc giao thừa đến, con cái sẽ chúc bố mẹ những lời chúc tốt đẹp, cùng nhau lên chùa hái lộc đầu năm. Ở nhiều nơi, những ai làm ăn đều chọn đêm giao thừa để xuất hành với mong ước mọi chuyện sẽ gặp nhiều thuận lợi trong năm mới.

*Bài viết mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Theo WTT

Xem thêm: TẾT Facebook HAY TẾT GIA ĐÌNH?

Related Posts

10 cách để nhìn thấy ma, đố ai dám thử… Mà thử rồi thì đừng hối hận nhé

Các bạn tham gia trò chơi này phải thật cam đảm và dũng cảm nhé, chuẩn bị tất cả các tình huống xấu nhất có thể xảy…

Tiên tri Nostradamus dự đoán một ‘Đấng Tối Cao’ sẽ chào đời vào năm 2017

Nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus đã dự báo rằng năm 2017 thế giới sẽ có sự xuất hiện của một “Đấng kiệt xuất”, sẽ…

Đặt bát hương, thắp nhang trên bàn thờ như thế nào để mang lại bình an, rước lộc

Cùng chuyên gia phong thủy tìm hiểu cách đặt bát hương trên bàn thờ để mang tài lộc, may mắn về nhà nhé!Thank you for reading this…

11 ngày đại kỵ trong tháng 3/2017: Ai cũng nên tránh để không lo xui xẻo

Có những ngày trong tháng 3 bạn cần chú ý không nên làm những việc trọng đại để tránh mọi điều xui xẻo.Thank you for reading this…

Ăn chay, tụng kinh, niệm Phật, bố thí… vì sao vẫn phải vào chốn địa ngục?

Ở một thôn trang xa xôi, có đôi vợ chồng nọ khi còn sống vẫn thường lên chùa cúng Thần bái Phật. Họ cùng ăn chay tu…

20160313-011356-nhin-chieu-dai-ngon-tay-ut-phan-ca-tinh-va-tinh-yeu_530x336

Chiều dài của ngón út nói gì về tính cách và nhân duyên?

Theo thuật tướng số, ngoài việc xem chỉ tay để đoán vận mệnh hay duyên số của một người, bạn còn có thể đoán được tính cách…