“Có thờ có thiêng có kiêng có lành” mà cho nên đừng nói mấy điều này dị đoan mà coi nhẹ. Tin không, áp dụng hay không cũng được nhưng đây là những gì ông bà ta vẫn luôn tuân thủ để “mua may bán đắt xưa giờ đấy ạ.
1. Người ta kiêng xuất hành buôn bán vào các ngày 3, 14, 23, kiêng ra cửa gặp ngay quạ đen, ni cô, hoà thượng, cho là sẽ gặp chuyện không hay.
2. Kiêng người mở hàng là người nặng vía, nhất là phụ nữ bước qua đòn gánh sợ sẽ gặp xui.
3. Kiêng nói đến chữ “sài, lang, hổ, báo” sợ gặp chuyện chẳng lành.
4.Trên đường đi buôn bán, kiêng nói đến những chuyện không hay, kiêng giẫm vào gót chân người đi trước sợ rớt lại sau, không kiếm được tiền.
5. Kiêng quét rác trong cửa hàng ra.
6. Kiêng ngoảnh lưng ra ngoài.
7. Kiêng lật sấp bàn tính hoặc lấy bàn tính ra chơi vì các việc này liên quan đến thần tài, rất bất lợi khi buôn bán.
8. Kiêng một số từ khi bán hàng. Chẳng hạn, khi mua bán thủ lợi phải nói “Bán lợi thị” (lợi chợ) để thu được nhiều tiền. Khách mua đồ để dùng trong hôn lễ nếu chẳng may đổ vỡ phải nói “trước khai hoa, sau kết quả” để tránh sự phân ly sau này.
9.Người bán quan tài kiêng không được hỏi ai chết và phải gọi quan tài là “chiếu trường thọ”. Khi tiễn khách không được nói “hoan nghênh lại đến” vì như vậy sẽ mang tai hoạ đến cho người mua.
10. Khi bán rượu kiêng vỗ vào bình rượu nếu không khách uống sẽ nhức đầu.
11. Cửa hàng bán cơm rượu kiêng khách đầu tiên vào đòi ăn cơm rang vì chữ “rang” (rang sao nóng lên có nghĩa là “giải cổ” – không tốt lành).
12. Hạn chế mở cửa hàng, quán xá bên tay trái: Theo hướng dòng người đi thì hướng để người ta đến là bên tay phải. Nguyên nhân là do quy tắc giao thông của nước ta, phần lớn những người đi dạo thường đi bên tay phải của mình. Do vậy các cửa hàng, quầy hàng lớn nhỏ đều bày bên phải cao hơn bên tay trái là như vậy.
13. Kiêng quán xá/cửa hàng có lối đi ngang:Cửa hàng có lối đi ngang qua là chỉ cửa hàng có cửa nối thẳng với lối thoát của cửa, hình thành đường đi thông qua cửa hàng. Cửa hàng này luôn bị khách hàng cho rằng nó là một lối đi mà không chú ý gì đến hàng hóa bày trong cửa hàng. Ngoài ra, người qua lại rất nhiều, không những ảnh hưởng đến việc chọn lựa hàng của khách mà còn làm người bán hàng mất tập trung không giới thiệu được món hàng mình cần bán.
14. Kiêng mở hàng/khai trương vào tháng 7: Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch là thời điểm các vong hồn thoát khỏi chốn địa ngục lên nhân gian nên nhiều người cho rằng nửa đầu tháng này dễ gặp những điều không may mắn. Vì thế buôn bán trở nên ảm đạm.
15. Kiêng bán mở hàng quá lâu: Người mở hàng chỉ nên trao đổi từ 5-10 phút. Người ta cũng tin quy tắc mua nhanh bán gọn mà cho nên thời gian ấy được cho là thích hợp nhất.
16.Tránh “ăn xổi ở thì”. Tức là thiếu nợ thì phải trả nợ, nói một là một, hai là hai, mua chịu phải nhớ, chứ không nên thiếu tiền người khác sẽ buôn bán ế lắm.
17. Tránh “mua trâu, bán chả”, “mua vải bán áo” – nghĩa là phải nghiên cứu thị trường, phải biết tìm hiểu sở thích của người tiêu dùng để tránh mua bán sai thị hiếu.
18. Tránh “bán mồm nuôi miệng”, “ăn như rồng uống, uống như rồng leo, làm như mèo mửa” tức là buôn bán phải làm và quan tâm tới việc mua bán của mình. Mình phải làm được thì mình mới nói, chứ đừng dụ dỗ khách, nói xạo để ăn tiền.
19. Tránh làm/mua/bán hàng giả, khuyến mại giả,sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp.
20. Tránh hàng quốc cấm, hàng trốn thuế, lậu thuế.
Thực chất sẽ có các điều có liên quan đến khoa học, điều liên quan đến nghệ thuật giao tiếp, đạo đức kinh doanh, có cả quan niệm tâm linh của người Việt chịu ảnh hưởng từ người Hán,…. Ai coi đó là niềm tin, động lực và chuẩn mực để tạo ra một kết quả tốt hơn thì được chứ đừng nghĩ nó theo kiểu tiêu cực. Chọn những điều nào hợp lý thì nghe theo thôi. Tôi chỉ tổng hợp chứ không bắt mọi người phải tin và áp dụng tất cả nhá.
Những ông/bà chủ giỏi không chỉ nhờ vào nó mà bán hàng thành công, họ còn phải tìm cách quản lý kinh doanh lâu dài bảo đảm đầu tư có lãi, tìm cách nâng tầm vị trí của cửa hàng mình lên nữa.