Chỉ với một lời thách đố như thế này, cô gái với nickname ‘thánh nữ Lâm Hằng’ khiến cả mạng xã hội tối qua chao đảo.
Tối 25/10, đoạn clip phát trực tiếp của tài khoản có tên “Thánh nữ Lâm Hằng” bỗng gây bão mạng khi được lan truyền một cách chóng mặt. Trong clip là sự xuất hiện của một cô gái, ăn mặc mát mẻ, dùng nhiều từ ngữ khiêu khích người xem. Theo đó, người này thách thức: “Đủ 20.000 chia sẻ… Hằng nude nhé”.
Chỉ sau 30 phút, số người tương tác video livetream này là hơn 40.000 thành viên đang xem. Vừa ghi hình cô gái liên tục nhắc mọi người nhanh tay share clip để cô thực hiện lời hứa. Với các hành động phản cảm câu like, lượng người vào xem ngày một đông, đỉnh điểm con số lên đến gần 200.000 người. Đây được xem là con số “khủng” nhất từ trước đến nay, thậm chí các nhân vật nổi tiếng cũng chưa hề đạt được lượng tương tác như vậy.
Bất ngờ nổi tiếng chỉ sau một đêm khiến dư luận không khỏi choáng và thắc mắc cô gái này là ai, làm gì… mà sao lại hot đến như vậy?
Theo tìm hiểu, Facebook “Thánh nữ Lâm Hằng” chia sẻ hình ảnh đầu tiên vào ngày 24/10. Trên trang cá nhân, thiếu nữ này gây chú ý khi thường xuyên đăng ảnh khỏa thân, táo bạo khoe các vùng nhạy cảm.
“Thánh nữ Lâm Hằng” gây bão Facebook tối qua là ai?
Trong phần tiểu sử, cô gái giới thiệu tên thật: Lâm Ngọc Hằng, sinh năm 1995, tại thành phố Rạch Giá, Kiên Giang. 9X cũng cho biết bản thân thích hát, nhảy múa, chụp hình, xem phim, giao lưu bạn bè, du lịch. Và điểm người này nhấn mạnh nhất chính là phong cách sexy, quyến rũ và gợi cảm.
Trước hành động câu like rẻ tiền của “Thánh nữ Lâm Hằng”, đa số dân mạng đều lên tiếng chỉ trích nặng nề. Không ít người nhận định rằng, cô gái đang cố tình ‘bán rẻ’ nhân phẩm để mua vui cho mọi người.
“Không hiểu bạn này đang suy nghĩ gì, thân thể bố mẹ nuôi nấng giờ bất chấp mang ra câu like. Đấng sinh thành mà thấy thì họ sẽ ra sao? Những like và share có lấy lại được lòng tự trọng cá nhân của bạn không” – T.M chia sẻ.
“Tôi xem mà thất vọng quá, không hiểu mọi người chung tay hưởng ứng giúp cô gái này rồi để được gì. Phải chăng dân mạng đang tiếp tay cho những thành phần xấu để nổi tiếng và càng khiến họ thích và bày nhiều trò hơn” – thành viên P. S nhận định.
Cách đây không lâu, các hiện tượng mạng như Nguyễn Tiến – ‘Việt Nam nói là làm’, Ngân 98 – Mon 2K đều nổi tiếng trên mạng qua các trò câu like, thách thức bất chấp thân thể, tính mạng…
Hiện tượng Nguyễn Tiến từng chia sẻ: “Có một thực tế rằng, thử bạn làm chuyện tốt xem có ai quan tâm, theo dõi không? Mà những việc “ác”, “sốc”, “xấu”… lại lan tỏa một cách mạnh mẽ”.
Trước thực trạng “sống ảo” của giới trẻ như hiện tại, PGS. TS Huỳnh Văn Sơn, Trưởng Khoa Tâm lý học, Đại học Sư phạm TP. HCM nhận định đây là vấn đề cấp bách, đáng báo động, nếu cứ tiếp tục tái diễn sẽ gây ra những hậu quả khó lường.
“Trong khoảng thời gian qua, đã rất nhiều các bạn trẻ có hành động thách thức và tìm sự ủng hộ từ những người xung quanh, nếu đó là một hành động tốt thì không nói, tuy nhiên, phần lớn những hành vi đó thứ nhất là ảnh hưởng đến chính chủ nhân, thứ hai là có ảnh hưởng tiêu cực đến những người xung quanh.
Nếu những hành vi này cứ tiếp tục tái diễn thì đã đến lúc các bạn trẻ cần phải tỉnh lại mình để biết rằng, không phải trào lưu nào cũng tốt, không phải trào lưu nào mình cũng học đòi cho bằng được người này người kia. Trào lưu trên mạng xã hội luôn là con dao hai lưỡi, nếu không cẩn thận chính bạn sẽ tự làm mình đứt tay.
Mê like, tăng like, ảo vọng về số like cho thấy một căn bệnh mới về hành vi và giá trị. Đó là kiểu sống ảo đến mức cuồng vọng về sự tăng cơ like, về sự nuôi mầm like bằng thuốc độc để làm tổn hại chính mình” – TS Sơn nói.
Cũng theo TS tâm lý, khi đã gọi là mạng xã hội thì thật thật giả giả trên đó, bạn cũng không thể nào biết được hết ai sẽ là người tốt và ai là người xấu để đề phòng. Vậy nên, tốt nhất là hạn chế chia sẻ các thông tin cá nhân, đừng vì mong muốn được nhiều like, nhiều chia sẻ và gây sốc cho mạng xã hội mà có những hành động không giống ai.
Thứ hai, cần sự thông minh để dùng mạng xã hội hiệu quả, họ có thể hùa theo bạn, kích động và cổ vũ hết mình, nhưng khi bạn xảy ra sự việc thì chỉ có gia đình ở bên, còn mạng xã hội thì vỡ tan như bong bóng, chính những người thân trong gia đình là người chịu nỗi đau mất mát đầu tiên.
Thứ ba, tuổi trẻ thường sẽ có những hành động sốc và thỉnh thoảng có những nét phá cách để ghi dấu ấn, nhưng cần biết ranh giới để an toàn cho bản thân và tránh rơi vào vòng lao lý, vì có thể sẽ đánh mất tương lai của mình vì cái được gọi là “khờ dại” đó.