Phật có dạy rằng, tam độc Tham, sân, si chính là thứ nguy hiểm nhất cuộc đời, con người mắc phải sẽ làm hại bản thân, mất hết phúc báo.
Trong đó Tham đứng đầu, cũng là thứ nguy hiểm nhất. Bởi tham lam vô độ là nguồn cơn cho mọi tội lỗi về sau. Dục vọng từ tham mà ra, cũng vì tham mà lớn lên thành nghiệp ác.
Con người sinh ra ai cũng như tờ giấy trắng, thuần hậu, thế nhưng khi người ta biết nhận thức, nỗi tham sẽ nảy sinh và lớn dần theo năm tháng, càng có nhiều càng tham nhiều.
Tham không những làm khổ cá nhân, còn làm phúc đức gia đình tiêu tán.
Lòng tham của con người giống như cái túi không có đáy, cái túi không có đáy thì dù có đựng bao nhiêu vàng bạc của quý cũng không thể nào đầy được. Cũng vậy, lòng tham của con người thì vô độ nên không có điểm dừng, không có giới hạn, mà lại vô hạn…
Con người tham lam vô độ giống như con thiêu thân lao mình vào ánh đèn mà không thể nào biết rằng nó sẽ bị nguy hiểm biết dường nào và nó không thể nào biết được khi lao vào bóng đèn thì nó sẽ chết ngay.
Dù làm trăm ngàn việc tốt, cố gắng tu tích thế nào mà không buông bỏ được lòng tham thì tai họa vận đến, phúc lộc vẫn bay đi, không giữ lại được gì. Mà tham thường đi liền với ác. Vì tham nên làm ác để thỏa mãn thứ mình muốn, làm ác để thỏa mãn lòng tham vô bờ bến.
Tham muốn nhiều quá dẫn đến một kết cục khổ đau, là hành nghiệp của ác pháp, của bất thiện được thể hiện trên thân hành, khẩu hành, ý hành của chính mình. Vì trong ý hành thường nghĩ đến chuyện muốn được giàu sang hơn người khác, cho nên thân hành và khẩu hành phải hành động làm hại mình, làm hại người và làm hại chúng sanh.
Người xưa có câu: ” “Người sống thiện, họa sẽ rời xa, cho dù phúc chưa tới. Người sống ác, phúc sẽ rời xa, cho dù họa chưa tới”.
Con người không tham làm, không tranh giành thì sớm hưởng phúc lành, vô sở cầu nhi tự đắc, đó là đại trí huệ.
Đức Phật: “Các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm càng nhiều hơn”. Đây là câu nói đúc kết sự chứng nghiệm của đức Phật về sự thật khổ đau của cuộc đời, thường được Ngài sử dụng để khuyên nhắc chúng đệ tử xuất gia cũng như chúng đệ tử tại gia chế ngự các ham muốn giác quan, sống nếp sống thiếu dục tri túc, không còn bị tác động bởi các động cơ dục lạc, thuận tiện cho việc tu tập hướng đến giải thoát hoàn toàn mọi trói buộc khổ đau.
Nguồn: QTCS