Người thiếu ngủ thường xuyên sẽ trở nên chậm chạp, sức khỏe suy kiệt, dễ tăng cân, xạm da, rất dễ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp.
Trước khi đi ngủ, bạn hãy thử trộn chút muối với đường, sau đó ngậm dưới lưỡi và ngủ như bình thường. Kết quả sáng hôm sau chắc chắn sẽ khiến bạn rất bất ngờ đấy.
Mất ngủ là một trong những tình trạng gây khó chịu và mệt mỏi cho người không may mắc phải, không những làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt thường ngày mà còn tổn hại không nhỏ đến sức khỏe.
Dân gian có câu “Ăn được ngủ được là tiên. Không ăn ngủ được mất tiền thêm lo”, bởi lẽ một giấc ngủ đủ là điều vô cùng cần thiết cho mỗi người. Tuy nhiên, một số liệu thống kê đã tiết lộ sự thật đáng sợ rằng, hiện nay có tới 20% dân số trên toàn thế giới mắc phải bệnh mất ngủ. Điều này cho thấy, chữa trị chứng mất ngủ đã trở thành mối quan tâm không của riêng ai.
Nguyên nhân và hậu quả của bệnh mất ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ như: tâm lý căng thẳng, lo lắng, thức uống chứa caffeine, bệnh trầm cảm… Những lý do này khiến khi đi ngủ, đầu óc bạn vẫn nghĩ đến rất nhiều vấn đề trong cuộc sống, công việc, làm cho não bạn vẫn phải hoạt động dù đã đến lúc nó cần được nghỉ ngơi và thư giãn. Chính vì thế, bạn không thể chìm vào giấc ngủ sinh lý bình thường.
Mặt khác, một số chuyên gia y tế cho rằng, một vài loại thuốc cũng là nguyên nhân gây ra mất ngủ như: thuốc tim mạch, thuốc giúp hạ huyết áp, thuốc giảm đau…
Bệnh mất ngủ nếu kéo dài sẽ có nguy cơ trở thành mãn tính, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe với các trạng thái tâm lý như stress kéo dài (do công việc, học tập, gia đình, tình cảm…), tâm trạng thất thường, dễ cáu giận, luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, năng lực tập trung kém… Người thiếu ngủ thường xuyên sẽ trở nên chậm chạp, sức khỏe suy kiệt, dễ tăng cân, xạm da, rất dễ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp.
Làm thế nào để cải thiện giấc ngủ của bạn?
Thật tệ khi mỗi đêm bạn cứ phải mở mắt nhìn chằm chằm lên trần nhà, loay hoay cả đêm, dù đã làm đủ mọi cách hay uống các loại thuốc mà vẫn trằn trọc đến tận sáng, để rồi phải bắt đầu một ngày mới trong tình trạng mệt mỏi, uể oải, không có chút năng lực nào. Thực tế các loại thuốc giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hay ngủ sâu giấc hơn chỉ có tác dụng tạm thời, thậm chí nếu sử dụng kéo dài sẽ rất nguy hại cho sức khỏe của bạn.
Nếu triệu chứng mất ngủ nhẹ, bạn có thể thử thay đổi một số thói quen để cải thiện tình trạng như thường xuyên tập thể dục, ăn uống điều độ, không xem TV, không sử dụng máy tính ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ, để bộ não được thư giãn hoàn toàn.
Thay vì sử dụng các loại thuốc tây dễ để lại tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe, bạn có thể thử một số phương pháp dân gian với các nguyên liệu rất đơn giản và dễ kiếm nhưng lại có thể giúp bạn có một giấc ngủ ngon và thức dậy với cơ thể tràn đầy năng lượng.
Dưới đây là tất cả những gì bạn cần chuẩn bị và thực hiện:
Chuẩn bị:
– Muối biển: 1 thìa
– Đường đỏ (đường nâu): 5 thìa
Thực hiện:
Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn trộn lẫn đường và muối với nhau rồi cho vào một lọ thủy tinh có nắp đậy kín. Trước khi đi ngủ mỗi ngày (hoặc vào giữa đêm khi bạn chợt tỉnh giấc và không thể ngủ tiếp), hãy đặt 1/2 thìa hỗn hợp dưới lưỡi và ngậm miệng lại. Sau đó giữ nguyên không được nuốt, hỗn hợp trên sẽ nhanh chóng tan vào cuống họng.
Nếu glucose trong đường cung cấp trực tiếp năng lượng cho các ti thể, đồng thời phát tín hiệu cho cơ thể ngừng sản xuất hormone gây căng thẳng gây tổn hại đến quá trình trao đổi chất và khiến bạn thao thức cả đêm, thì muối lại tạo ra sự cân bằng của sodium trong các dịch kẽ của dịch ngoại bào, cho phép hệ hô hấp hoạt động đúng đắn và sản sinh năng lượng cho cơ thể và cực cần thiết để duy trì sự ổn định của nội môi, trong đó đảm bảo hàm lượng adrenaline không tăng vượt mức kiểm soát.
Thực hiện phương pháp này đều đặn để đạt hiệu quả tốt nhất. Sau một thời gian bạn bạn sẽ thấy tình trạng mất ngủ được cải thiện rõ rệt và không bao giờ phải thức giấc vào nửa đêm nữa.
Lưu ý: Bạn có thể pha trộn nhiều hơn nhưng phải đảm bảo tỷ lệ muối : đường cho hỗn hợp này là 1:5.
Nguồn Feedy