Đánh chết nó đi, cái thói mất nết. Đã ăn nhờ ở đậu còn định lên mặt với ai. Giỏi thì ở quê mà sống, bám sang đây làm gì”.
Chẳng phải mấy cô gái đẹp bây giờ vẫn thường hay tự tin phát ngôn: Em xinh, em đẹp, em có quyền đấy hay sao. Phải rồi, em xinh, em đẹp thì quyền là của hết. Nhưng cái quyền ấy mà sử dụng sai thì em sẽ ước em chẳng có quyền ấy còn hơn. Và câu chuyện dưới đây sẽ là bài học cảnh tỉnh cho tất cả những cô gái đang để quyền của mình đi sai hướng.
Lệ xinh đẹp. Không phải Lệ tự nói mà là ai cũng nói câu ấy. Đôi mắt trong veo, thăm thẳm như hồ nước thu. Làn da con gái nông thôn nhưng sao mà lại trắng ngần, mịn màng đến như thế chứ. Mái tóc suôn mượt, đen nhánh. Đôi môi lúc nào cũng chúm chím muốn cười, nhìn vào là muốn yêu ngay. Chính vì thế, mấy anh chàng trong vùng ai cũng mê Lệ như điếu đổ.
Nhưng Lệ làm sao có thể để mắt đến mấy gã trai quần vá tám miếng, chân đi tổ ong buộc thép gỉ kia được. Mấy cô trong làng, nhan sắc chẳng bằng Lê mà vẫn lấy được chồng giàu, lên phố sống nhà cao cửa rộng đấy. Có cô lấy được chồng ngoại mới có hai tháng mà đã quần là, áo lượt, ô tô bóng loáng về làng. Lệ lấy đó làm động lực cố gắng, phấn đấu cho mình. Rồi ước nguyện lấy chồng ngoại của Lệ cũng thành hiện thực. Chắc nghe tin Lệ muốn lấy chồng ngoại nên nhiều bà mối đến nhà Lệ lắm. Lệ nghe những điều các bà ấy nói mà sướng hết lỗ tai. Và chưa cần bố mẹ đồng ý, Lệ đã gật đầu làm vợ luôn một anh chồng ngoại.
Ngày cưới, vàng đeo ở cổ Lệ cứ phải gọi là gãy cổ. Ai nhìn cũng thấy suýt xoa lắm, khen bố mẹ Lệ thế mà tốt số. Bố mẹ Lệ nghe chỉ hé miệng cười, ông bà không mong tiền vàng, chỉ mong con gái bình an, hạnh phúc nơi xứ người mà thôi. Và rồi…
Sang đến nơi xứ người, Lệ mới thấm thế nào là lấy chồng ngoại. Chỉ được học vài câu giao tiếp thông thường nên nhiều câu nhà chồng nói, Lệ không hiểu. Tưởng lấy chồng ngoại là sướng, mà việc gì cũng đến tay. Làm quần quật cả ngày mà vẫn bị mắng nhiếc là lười biếng, ăn hại. Mẹ chồng Lệ thì cứ hở ra là ngồi chỉ tay bắt lỗi Lệ:
– Cái thứ gì đâu không mà ngu quá! Làm cái gì cũng không nên hồn.
Lệ nghe mà ấm ức quá. Lệ ở quê cũng nổi tiếng tháo vát chứ đâu có đến nỗi nào. Mắng chửi quá nhiều, bị coi như con ở, Lệ mới đứng lên nói lại một câu khi mẹ chồng Lệ xúc phạm đến bố mẹ Lệ. Ngờ đâu, chồng Lệ nhảy vào túm tóc, lấy gậy phang Lệ tới tấp. Mẹ chồng thì đứng bên ngoài cổ vũ:
– Đánh chết nó đi, cái thói mất nết. Đã ăn nhờ ở đậu còn định lên mặt với ai. Giỏi thì ở quê mà sống, bám sang đây làm gì
Đòn đau da thịt cũng không làm Lệ đau bằng đòn trong tim. Lệ đã một lòng gửi gắm vào nơi đây, vậy mà. Nếu có bố mẹ ở đây, chắc chắn Lệ sẽ không phải chịu đau đớn thế này. Ngày nào Lệ cũng bị đòn, bị chửi, còn bị cấm ăn. Làm dâu xứ người mới được 1 tháng mà Lệ đã đổi khác nhiều quá. Chưa dừng lại, Lệ còn lén nghe được chuyện chồng Lệ sẽ lấy thêm vợ nữa. Uất ức, không thể chịu đựng thêm nữa, tiếp tục Lệ sẽ hóa điên mất. Lệ vứt lại lá đơn ly hôn, trả hết tiền vàng cho nhà chồng rồi đón chuyến bay sớm nhất về nước. Họ còn không buồn nói một câu giữ Lệ, chỉ muốn đuổi Lệ đi càng nhanh càng tốt.
Lệ bước chân về làng muôn người chỉ trỏ. Mẹ Lệ nhìn thấy Lệ liền ngất xỉu. Bố Lệ phải bám vào tường mới đứng vững. Lệ thân tàn ma dại đang lết từng bước vào nhà. Không ai dám nghĩ, mới 1 tháng trước đây, Lệ còn là cô gái tuổi đôi mươi phơi phới, tràn trề nhựa sống. Mẹ Lệ cứ ôm chặt lấy Lệ mà khóc. Hàng xóm cũng cảm thương khi nghe câu chuyện Lệ kể.
Còn với Lệ, Lệ đã biết mình sai ngay từ cái ngày đầu tiên làm dâu nơi đât khách rồi. Chỉ vì vàng, vì tiền, vì cái sự lười biếng, không làm mà muốn hưởng thụ, Lệ đã tự đẩy mình vào sai lầm cay đắng. May mà Lệ vẫn còn về được với gia đình. Thế mới càng thấy thấm thía lắm cái câu mà các cụ đã giăn dạy: “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục áo nhà vẫn hơn”.