Phật dạy: Họa phước đau khổ của con người đều từ một chữ duy nhất này mà ra!

Không phải ai cũng biết, chữ Nghiệp chính là nguồn cơn của mọi chuyện. Con người sống trên đời buồn vui sướng khổ… cũng đều từ chữ này mà ra.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Nghiệp là một khái niệm chủ yếu trong giáo lý Phật giáo mang nhiều khía cạnh tâm lý và triết học siêu hình thật sâu sắc và phức tạp. Đối với Phật giáo, khái niệm về nghiệp không đơn thuần tượng trưng cho một chuỗi tiếp nối giữa những nguyên nhân ngẫu biến mang lại những hậu quả tất yếu mà con người phải gánh chịu một cách thụ động, mà cũng không quan niệm nghiệp là một thứ định mệnh an bài mang tính cách tiền định và thiêng liêng. Thật vậy, nếu hiểu đúng những lời giáo huấn của Đức Phật thì nghiệp chính là một sự cảnh giác, một niềm hy vọng lớn lao, một cách ý thức trách nhiệm đối với chính mình và người khác.

Phật dạy rằng tất cả mọi người sống trên cuộc đời chỉ có một chữ là “Khổ”, không ai thoát được khổ, người giàu hay nghèo, già hay trẻ đều khổ, nói chung, suốt cuộc đời người là khổ. Nếu kiếp con người là khổ thì thử hỏi ai làm chúng ta khổ và ai giải quyết được nỗi khổ này. Nếu Thượng đế làm chúng ta khổ thì hãy tìm Thượng đế để ngài giải quyết. Nhưng theo Phật dạy chính ta làm khổ ta, như vậy ta phải tự tháo gỡ cái khổ cho mình.

phat-chi01-2252
Ảnh minh họa

Sống trên đời, mỗi người có một số phận riêng, cùng trong khó khăn, hoạn nạn một số người vươn lên hoặc may mắn hơn thì có phúc. Còn những người không may gánh chịu những bất hạnh, khổ đau hay gặp tai ương thì là họa.

Phước và họa đều do NGHIỆP

Phước và họa không phải tự nhiên sinh ra cũng không phải do ông trời. Bởi chẳng có đấng siêu nhiên nào lại bất công ban phúc cho người này lại giáng họa cho kẻ khác. Nghiệp được tạo ra có khi từ tiền kiếp mà ta không thể biết.

Phước hay họa đều do nghiệp (hành động, tạo tác của con người thông qua suy nghĩ, lời nói, việc làm. Tạo nghiệp tốt thì gọi là thiện nghiệp. Tạo nghiệp xấu, ác thì gọi là bất thiện nghiệp hay ác nghiệp.

Phật dạy, nhiều bệnh là do kiếp trước sát sinh quá nhiều. Tướng mạo xấu xí là do thường hay phẫn nộ bất mãn, tâm sân hận. Tướng mạo xinh đẹp là do không phẫn nộ bất mãn, tâm nhu hòa, từ ái. Nghèo là do không bố thí, cúng dường. Giàu có là do đã bố thí, cúng dường. Ít uy quyền là do thói ganh tỵ, đố kỵ với người được quyền lợi, người được tôn kính. Nhiều uy quyền là do không ganh tỵ, đố kỵ. Sinh vào gia đình hèn hạ là do tâm ngạo mạn, kiêu căng, thường khinh khi kẻ khác, không kính người đáng kính, không trọng người đáng trọng…

phat-chi-2253
Người ta sống trên đời không mấy ai thấy hạnh phúc trọn vẹn là bởi họ vẫn thiếu phước báo. Có cái này nhưng lại mất cái kia, niềm vui vì thế luôn khuyết thiếu.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh có dạy 10 phương pháp tạo phước đức cho mình và người, đây chính là cách kiến tạo đời sống an vui, hạnh phúc bền vững:

1. Lánh xa kẻ xấu ác, luôn thân cận người hiền, tôn kính bậc đáng kính.

2. Sống trong môi trường tốt, được tạo tác nhân lành, được đi trên đường chánh.

3. Có học, có nghề hay, biết hành trì giới luật, biết nói lời ái ngữ.

4. Được cung phụng cha mẹ, yêu thương gia đình mình, được hành nghề thích hợp.

5. Sống ngay thẳng, bố thí, giúp quyến thuộc thân bằng, hành xử không tỳ vết.

6. Tránh không làm điều ác, không say sưa nghiện ngập, tinh cần làm việc lành.

7. Biết khiêm cung, lễ độ, biết đủ và nhớ ơn, không bỏ dịp học đạo.

8. Biết kiên trì phục thiện, thân cận giới xuất gia, dự pháp đàm học hỏi.

9. Sống tinh cần tỉnh thức, học chân lý nhiệm mầu, thực chứng được Niết-bàn.

10. Hành xử trong nhân gian, tâm không hề lay chuyển, phiền não hết, an nhiên.

Theo Webtretho

Xem thêm: Những câu nói hay của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

https://www.youtube.com/watch?v=ZaBXFddNJWo

Related Posts

Một khi đàn bà đã cạn nghĩa thì đàn ông đừng mong hàn gắn

Trong một gia đình, một mái ấm thì người hy sinh, người dốc tâm dốc sức nhiều hơn luôn là phụ nữ. Thank you for reading this…

Rốt cuộc, kết hôn để làm gì? Hãy lắng nghe câu trả lời thật lòng của một phụ nữ…

Hiện nay, theo thống kê, cứ 10 người có đến 7, 8 người mang trong mình tâm lý sợ kết hôn đặc biệt là phụ nữ. Hãy…

Tuổi 25: Chẳng có mối quan hệ nào lâu dài, những mối quan hệ mới lại quá chông chênh

25 tuổi, tuổi của những con người chưa thật sự lớn cũng chẳng phải tuổi của sự bé bỏng dại khờ. Đây vẫn là lứa tuổi khiến…

Với tôi, chỉ bố mẹ và con là không bỏ được, còn chồng: ‘Tốt thì ở, lệch sóng giải tán luôn’!

3 tháng trước, lúc tôi vừa đi làm về, chuẩn bị dắt xe vào nhà thì một cô gái trẻ từ đâu bước xuống taxi, mặt mày…

Im lặng không có nghĩa là không nói gì, mà là để giữ lấy cơ hội ngàn vàng

Người khôn ngoan không bao giờ phải tìm kiếm sự hơn thua trong lời nói, họ chỉ cần im lặng cũng chứng minh được bản lĩnh.Thank you…

Không cần thanh minh với người khác làm gì, hãy là chính mình một cách tốt nhất

Sinh ra làm thân người, chúng ta có thể thất bại, nhưng không thể thất bại mà không có khí chất, hay thậm chí ngay cả việc…