Mua cho cháu ngoại sữa nội, mẹ vợ bị nhà chồng đuổi thẳng ra khỏi cửa và phản ứng khó tin của nàng dâu

– Thằng Tí mấy hôm nay có đỡ hơn không con? Còn bị trớ nữa không?

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

– Dạ, cháu đỡ rồi mẹ ạ. Mấy hôm nay ngủ tít lắm, con cũng không phải dậy nhiều vào ban đêm nữa.

– Ừ, trộm vía may quá, ăn ngủ đều lấy sức mà trông con, con nhé. Mấy hôm nữa gom xong gạo đem bán rồi mẹ ra chơi

– Dạ, lúc nào mẹ xuống xe thì gọi để con bảo nhà con ra đón nhé

– Ôi dào, bày vẽ làm gì, mẹ đi xe bus được rồi, đi mấy lần quen đường sá hết rồi

– Sao lại là bày vẽ ạ? Mẹ cứ gọi cho con, từ cơ quan chồng con ra bến xe có 1 đoạn ngắn thôi mà. Thế mẹ nhé, con đi hâm lại sữa cho Tí

Thoa cúp máy, khẽ thở dài. Từ ngày cô sinh con đầu lòng đến giờ, mẹ cô trong quê lúc nào cũng sốt sắng, thăm hỏi suốt ngày. Mấy ngày Thoa ở bệnh viện, một tay mẹ chăm cô hết từ A đến Z, nhà chồng với chồng chẳng phải mó máy vào việc gì.

Thoa biết tính mẹ mình, nông dân chân chất chẳng than thở với ai bao giờ nhưng cô thì xót mẹ lắm. Gái quê làm dâu nhà giàu tưởng sướng mà bao nhiêu cái tủi thân, đau lòng. Mẹ Thoa thì lúc nào cũng dặn Thoa “một điều nhịn là chín điều lành” nên Thoa cũng nuốt nước mắt mà cho qua.

Thoa biết nhà chồng chẳng ưa gì mình cũng như nhà thông gia nghèo khổ cả đời lam lũ trong quê. Chẳng qua vì Thoa và chồng yêu nhau quá, quyết đến với nhau bằng được nên nhà chồng Thoa mới cho phép 2 đứa kết hôn. Trước ngày cưới, mẹ chồng Thoa dúi cho cô hơn 15 cây vàng, bảo cô gửi về quê cho mẹ.

Bà bảo: “Lúc đứng trước quan khách 2 họ cho đỡ xấu hổ, nhà gái xuề xòa quá người ta cười cho đấy!”. Thoa cũng chỉ biết vâng dạ dù thấy đắng ngắt trong lòng. Nhà Thoa nghèo nhưng từ bé đến lớn bố mẹ chưa từng để Thoa thiếu thốn thứ gì nữa là ngày trọng đại như ngày cưới.

Xong xuôi công việc, Thoa cẩn thận gói lại hơn 15 cây vàng mang đi trả mẹ chồng. Bà bĩu môi lắc đầu rồi lấy khăn mù soa lau lại từng chiếc lắc, chiếc kiềng trong đấy. Mặt Thoa tái mét, vội vàng đi ra ngoài để không ai thấy nước mắt cô vòng quanh.

Cũng may đứa con đầu lòng của Thoa là con trai nên từ lúc mang thai Thoa được nhà chồng đối xử tốt lắm. Nhưng thái độ với nhà vợ của họ thì vẫn khinh khỉnh y nguyên. 2 tháng cuối Thoa xin cho mẹ đến ở cùng mình có gì mẹ con đỡ nhau nhưng mẹ chồng phản đối.

Bà bảo: “Nếu muốn thế thì bảo bà ý đi thuê tạm căn nhà trọ gần đây mà ở chứ tôi không thích có người lạ trong nhà. Với cả bà ý nhà quê dùng đồ hiện đại không quen rồi chẳng may hỏng hóc gì thì sao? Chị thừa biết của nhà tôi 1 đống tiền.”. Thoa giận lắm nhưng vì con mà nuốt cục tức ấy xuống.

Lần đầu làm mẹ nên vụng dại, con Thoa bú sữa mẹ xong lần nào cũng trớ, 3 tháng rồi mà cân nặng tăng chậm, hay quấy khóc. Nhà chồng cứ liên tục trách móc Thoa vụng về không biết nuôi con.

Ngay cả chồng Thoa cũng bảo: “Anh tưởng gái quê như em phải đảm đang lắm chứ, sao có mỗi việc trông con cũng không xong vậy?”. Thoa định mắng lại chồng mình nhưng thấy cái lườm của mẹ chồng nên lại thôi. Mẹ Thoa biết chuyện thì tất tả đón chuyến xe sớm nhất trong ngày lên chăm cháu.

Sau 1 tuần có bà giúp thì mọi chuyện cũng đâu vào đấy, thằng Tí chịu ăn hơn, cũng không hay quấy khóc nữa, nó còn quấn bà ngoại vô cùng. Nhưng mẹ chồng Thoa thì không vui ra mặt, thấy cháu ăn uống đều đặn, ngũ cũng tròn giấc hơn nên đuổi khéo mẹ Thoa về quê.

Lúc tiễn mẹ ra cổng, Thoa nắm tay mẹ nước mắt chảy dài, mẹ Thoa vỗ vỗ vào tay con gái nói: “Thôi, một điều nhịn là chín điều lành con ạ, cũng là tích phúc cho thằng Tí. Giờ có con rồi làm gì con cũng phải nghĩ cho con trước tiên con nhé!”.

Vì nhà chồng ghét bỏ thông gia như vậy nên lần này mẹ đòi ra chơi Thoa nửa mừng nửa lo. Trong bữa cơm, cô nói khéo với mẹ chồng, thấy bà chỉ hậm hực nhưng không nói gì nên Thoa thở phào nhẹ nhõm. Ngờ đâu…

Gần 7h sáng hôm đó mẹ Thoa đã ra đến nơi. Ngại gọi con rể nên bà bắt xe bus rồi đi bộ đến nhà Thoa. Bà tay xách nách mang lỉnh kỉnh lắm, cũng vì nhà mới bán gạo nên có chút tiền dư dả, bà mua ngay bao nhiêu là quà để mang ra. Khệ nệ xách gần chục túi to túi nhỏ vào nhà, bà cười hề hề trước gương mặt lạnh lùng của bà thông gia.

– Nhà em mới bán gạo xong nên có chút ít lãi lộc mua quà ra đây biếu ông bà, thời gian qua cái Thoa trăm sự đều nhờ cậy ông bà cả, em ở xa không giúp gì nhiều được.

– Dạ không dám, nhà tôi cũng có giúp được cho con dâu cái gì nhiều nhặn đâu. – Mẹ chồng Thoa đáp: Được cái con gái bà vào nhà tôi chưa đầy năm đã trổ mã, đẹp hơn hẳn hồi trước. Nó sinh xong mà cũng không bị sồ sề hay xuống sắc.

– Vâng vâng thì nhờ phúc nó cao, được vào nhà ông bà làm dâu nên mới đổi đời được như thế.

Thoa thấy mẹ đến thì vui vẻ bế con ra đón nào ngờ bị mẹ chồng nạt ngay:

– Từ từ cho bà ấy đi rửa tay cái đã, đi đường xa bụi bặm lại mó vào trẻ con. Chị làm mẹ mà không biết lo cho con mình à?

Mẹ Thoa nghe thế thì vội vàng đứng dậy vào nhà tắm rửa ráy mặt mũi, tay chân. Lúc sau bà đi ra, vẫn tươi cười niềm nở ôm lấy cháu trai vào lòng nựng nịu. Rồi bà lôi ra mấy hộp sữa đưa cho Thoa, dặn sữa này đắt lắm, nhớ pha cho con uống hàng ngày. Thoa nhăn mặt nói:

– Nhà thiếu gì mà mẹ phải mua thêm? Tiền bán gạo được bao nhiêu đâu mà mua sữa đắt thế này

– Con này hay nhỉ, mẹ mua cho cháu mẹ chứ mua cho người ngoài đâu mà cũng cằn nhằn.

Mẹ chồng Thoa vốn im lặng nãy giờ bèn chộp lấy hộp sữa, đọc 1 hồi rồi la lên thất thanh:

– Ối giời ơi, sữa đểu thế này mà bà cũng mua cho cháu tôi được à?

– Ơ.. sao lại đểu ạ? Em mua ở cửa hàng to mà đắt lắm cơ mà

– Bao bì thì xiên xiên xọ xọ, chữ nghĩa lủng củng rõ ràng là sữa đểu còn gì? Bà không biết có bao nhiêu vụ trẻ con uống sữa đểu xong nhập viện rồi chết đấy à? Bà hại cháu tôi đây còn gì!

– Bà ơi.. em không biết.. – Mẹ Thoa hoảng hốt, giọng nghẹn ngào: Em ra cửa hàng mua, bảo họ đưa loại sữa tốt nhất thôi chứ cũng là cháu em mà, sao em làm thế được?

– Cái cửa hàng chỗ nhà quê của bà thì lấy gì ra đảm bảo? Thôi bà về đi! Mang hết đống đồ rẻ tiền kia về đi! Nhà tôi có bắt con gái bà sống thiếu thốn gì đâu mà bà phải mang đồ như là cứu trợ ra thế? Bà ra khỏi nhà tôi ngay đi!

– Mẹ! Mẹ con mới từ quê ra sao mẹ lại nỡ đuổi đi như thế?

– Tôi đang muốn tốt cho con chị đấy, xem xem mẹ chị mang được cái gì ra đây cho con chị mà chị còn trừng mắt quát tôi? Nhà quê các người rõ là đồ vô ơn, đã cho sống sung sướng còn không biết điều.

– Xin lỗi mẹ, từ ngày làm con dâu mẹ chưa 1 ngày nào con sống sung sướng hết, mẹ nên biết điều đó!

Mẹ chồng Thoa sững lại nghe thấy cô con dâu nói thế. Thoa đứng thẳng dậy, nhìn thẳng vào mặt mẹ chồng và nói:

– Người nhà quê bọn con có thể nghèo thật, khó khăn thật nhưng đối đãi với người ngoài bằng cái lý cái tình, không bao giờ quan tâm gốc tích của họ để đánh giá. Con tin chỗ sữa này mẹ con mua chẳng có vấn đề gì cả, con vẫn sẽ pha cho con con uống. Con con đẻ ra, con tự có trách nhiệm. Mẹ đừng quá đáng với mẹ con như thế, con sẽ không đứng nhìn mãi đâu!

Nói xong Thoa ôm con rồi đỡ mẹ mình lên phòng. Biết nhường nhịn và nhún nhường là tốt nhưng nếu điều đó không bảo vệ được cho bản thân hay những người thân yêu thì chẳng còn ý nghĩa gì nữa cả. Từ giờ Thoa sẽ không câm lặng mà sống nữa!

Related Posts

Một khi đàn bà đã cạn nghĩa thì đàn ông đừng mong hàn gắn

Trong một gia đình, một mái ấm thì người hy sinh, người dốc tâm dốc sức nhiều hơn luôn là phụ nữ. Thank you for reading this…

Rốt cuộc, kết hôn để làm gì? Hãy lắng nghe câu trả lời thật lòng của một phụ nữ…

Hiện nay, theo thống kê, cứ 10 người có đến 7, 8 người mang trong mình tâm lý sợ kết hôn đặc biệt là phụ nữ. Hãy…

Tuổi 25: Chẳng có mối quan hệ nào lâu dài, những mối quan hệ mới lại quá chông chênh

25 tuổi, tuổi của những con người chưa thật sự lớn cũng chẳng phải tuổi của sự bé bỏng dại khờ. Đây vẫn là lứa tuổi khiến…

Với tôi, chỉ bố mẹ và con là không bỏ được, còn chồng: ‘Tốt thì ở, lệch sóng giải tán luôn’!

3 tháng trước, lúc tôi vừa đi làm về, chuẩn bị dắt xe vào nhà thì một cô gái trẻ từ đâu bước xuống taxi, mặt mày…

Im lặng không có nghĩa là không nói gì, mà là để giữ lấy cơ hội ngàn vàng

Người khôn ngoan không bao giờ phải tìm kiếm sự hơn thua trong lời nói, họ chỉ cần im lặng cũng chứng minh được bản lĩnh.Thank you…

Không cần thanh minh với người khác làm gì, hãy là chính mình một cách tốt nhất

Sinh ra làm thân người, chúng ta có thể thất bại, nhưng không thể thất bại mà không có khí chất, hay thậm chí ngay cả việc…