Một người trưởng thành hay chưa không phải được quyết định ở việc tuổi nhiều hay ít mà là được quyết định bởi tâm tính của người ấy.
Sự trưởng thành, sự hoàn thiện của tâm tính không phải được quyết định bởi người đó gặp bao nhiêu sự tình mà nó được thể hiện ra ở thái độ và cách mà người ấy đối đãi với sự tình ra sao.
Làm người có tu dưỡng, một khi nhìn thấy sai sót, lỗi lầm của người khác phải ngẫm nghĩ lại sai sót và lỗi lầm của bản thân mình. Nhất định phải thông cảm với khó khăn và tha thứ cho sai trái của người khác.
Lòng người càng đạm nhạt thì thương tổn càng ít.
Lòng người càng rộng rãi bao nhiêu thì khoái hoạt, hạnh phúc càng nhiều bấy nhiêu.
Đời người không thể lúc nào cũng vừa ý vừa lòng, nơi nào cũng là hoàn mỹ.
Khi gặp cảnh bị người khác hiểu lầm, lời nói biện bạch càng nhiều có khi lại càng vô ích. Đau khổ, bực tức vì bị oan ức không bằng nở một nụ cười mà bỏ qua.
Hoa nở hoa rụng, ấy chính là cảnh “lên xuống, nhấp nhô” thường thấy trong đời người. Xuân đi xuân đến, ấy là cảnh đẹp trong cuộc đời. Người đến người đi, hết thảy đều là qua lại, hiểu được điều ấy, không để tâm chấp trước vào đó mới có thể khoái hoạt, hạnh phúc mà vui sống.
Đời người ngắn ngủi, người với người gặp nhau là duyên, duyên dù tốt hay xấu đều nên trân quý. Cho đi thì ắt sẽ nhận lại được may mắn, hạnh phúc, đó là thiên lý.
Nhưng, người một khi đã sẵn sàng cho đi thì trong lòng họ đâu có nghĩ đến sự báo đáp, nhận lại? Bời vì người đã sẵn sàng cho đi là người chan chứa tình yêu thương, lòng nhân hậu ở trong lòng. Họ cho đi chỉ đơn giản là bản năng tự nhiên của họ mà thôi!