Cái nền đất nhà bà la liệt các đồ bà nấu, đây có lẽ là bữa cơm ngon nhất, thịnh soạn nhất từ bé đến giờ của bà. Thế nhưng tới trưa ngày cuối năm vẫn không thấy con cái đâu cả…
Bà Thái hồi trẻ vốn là cô gái không có nhan sắc, lại bị hỏng một bên mắt nên mãi năm 30 tuổi bà mới lập gia đình với một người đàn ông làm nghề bốc vác thuê ở nơi khác đến. Nói là cưới nhưng thực ra chỉ là về góp gạo thổi cơm chung trong túp lều tạm bợ của bố mẹ bà để lại.
Ở với nhau gần 1 năm họ có đứa con đầu lòng, và sau đó là lần lượt 4 đứa con chào đời. Con cái đông nên ông Bảo chồng bà phải làm quần quật từ sáng tới đêm để kiếm tiền nuôi con. 10 năm cưới nhau gia đình 6 người vẫn sống chật chội trong căn nhà cũ ấy. Ông Bảo hứa với vợ con là sẽ cố gắng kiếm tiền sửa lại căn nhà cho vợ con yên tâm qua mùa mưa lũ.
Và khi ông vừa thực hiện lời hứa xong thì một tai nạn bất ngờ ập đến. Hôm đó ông Bảo nhận bốc vác thuê cho người ta không may bị trượt chân ngã nhào vào đống bao xi măng xếp gần đó khiến chúng đổ ụp đè xuống người ông. Ông Bảo được đưa đi cấp cứu, may mắn giữ được tính mạng nhưng từ đó ông liệt nửa người phải nằm nhà người khác phục vụ.
Vậy là từ đó không còn chỗ dựa, một mình người phụ nữ khuyết tật ấy phải gồng mình lên nuôi 4 đứa con và người chồng liệt. Bà hầu như không có thời gian nghỉ ngơi, mỗi ngày bà chỉ ngủ chừng 4 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên dù đi làm ở đâu thì trưa và tối bà vẫn cố gắng về cho chồng ăn và thay rửa cho chồng. Bà sợ các con còn bé chưa biết cách nâng bố sẽ làm ông đau.
Nhìn người phụ nữ nhỏ thó có thể bê trên vai 1 lúc 2 bao thóc thuê mà ai cũng cảm động và khâm phục. Không ai có thể nghĩ rằng một người phụ nữ nhỏ bé lại có sức khỏe bền bỉ như vậy. Cũng may mấy đứa con của bà cứ thế lớn dần không ốm đau gì. Đứa lớn có thể lo cho đứa bé để mẹ yên tâm đi làm thuê kiếm tiền.
Dù không được học hành tới nơi tới chốn nhưng chúng cũng được mẹ cho đi học lấy một cái nghề để có thể tự nuôi bản thân mình. Ngày đứa con út của bà Thái lấy chồng trong làng bà mừng rơi nước mắt, vậy là cuối cùng các con bà cũng yên bề gia thất, giờ bà chỉ còn phải lo cho chồng nữa mà thôi.
Con cái cũng đàng hoàng rồi nhưng bà Thái vẫn phải đi làm thuê để nuôi chồng. Nhiều người bảo sao bà không nhờ sự giúp đỡ của con cái vì tuổi này rồi sức bà cũng đã yếu, mà con bà đứa nào cũng nhanh nhẹn biết làm ăn nên cuộc sống cũng không khổ. Tuy nhiên bà chỉ lắc đầu, con cái còn phải lo cho gia đình của nó, bà vẫn khỏe vẫn làm nuôi 2 cái thân già được.
Nhưng ông cũng chỉ sống thêm với bà được 1 năm nữa thì ông ra đi. 30 năm sống với nhau thì 20 năm bà chăm sóc ông liệt nửa người nằm một chỗ, nghĩ tới những ngày tháng cơ cực nhưng lúc nào cũng có nhau, giờ ông đi rồi bà đau từng khúc ruột. Nhưng điều bà buồn hơn cả là ngày bố mất lại chỉ có mình bà, thậm chí đứa con gái út lấy chồng gần nhưng bố chết nửa ngày rồi mới thấy mặt nó. Còn những đứa kia đều nói bận, hoặc có lý do khác không về được.
Bà đưa ông nằm yên nghỉ ngoài đồng đâu vào đấy rồi thì chúng mới lò dò về thắp cho bố nén hương rồi lại đi ngay. Chỉ còn mình bà Thái ở trong căn nhà do chồng sửa lại 20 năm trước, giờ thì cũng dột nát lắm rồi. Hàng ngày lại tiếp tục đi đi làm thuê lấy tiền nuôi sống bản thân mình.
Một bên mắt của bà đã hỏng từ trước, mấy năm nay đôi mắt kia cũng mờ dần, bà chẳng thể nhận làm thuê đan mây cho người trong làng được nữa vì sức cũng yếu, mắt thì không nhìn thấy rõ. Bà chuyển sang nhặt chai nhựa những đồ phế liệu người ta vất đi để bán lấy tiền sống qua ngày. Mấy đứa con của bà chúng còn lo cho cuộc sống chứ chẳng đứa nào đoái hoài tới mẹ.
Năm đó bà cũng đã ngoài 70 tuổi rồi, sau trận ốm nằm bẹp cả tuần bà thấy sức khỏe kém đi hẳn, chắc chắn bà chẳng còn sống được bao lâu nữa. Bà chỉ mong có ngày các con cháu đoàn tụ về quây quần bên bà ăn một bữa cơm gia đình trước khi bà gặp ông là bà mãn nguyện lắm rồi.
Khi ấy tết Dương lịch cũng cận kề, bà quyết định ra bưu điện xã nhờ cô nhân viên bưu điện gọi cho 3 đứa con ở xa bảo chúng cho con về đón Giao thừa cùng với bà. Vì sợ là tết âm thì chúng còn bận khách khứa và nhà ngoại nữa. Vì thấy người ngoài gọi giúp nên đứa con nào của bà Thái cũng hứa với mẹ là sẽ về làm bà vui khôn xiết mà không hay rằng chúng chỉ nói thế để giữ sĩ diện với cô nhân viên kia thôi. Cô con gái lấy chồng trong làng cũng bảo anh chị về con sẽ sang.
Hôm ấy bà Thái vét hết số tiền dành dụm được đi chợ mua đồ ăn về nấu nướng chờ đợi các con. Cái nền đất nhà bà la liệt các đồ bà nấu, đây có lẽ là bữa cơm ngon nhất, thịnh soạn nhất từ bé đến giờ của bà. Thế nhưng tới trưa ngày cuối năm vẫn không thấy con cái đâu cả.
Lúc đấy cô con út sang nhìn mẹ bày đồ ra thì bảo:
“Trời ơi sao mẹ không chải chiếu ra, mâm cơm mà mẹ bày xuống đất thế thì ăn mất vệ sinh chết, con chả dám ăn đâu. Các anh chị không về thì thôi con cũng về nhà con đây”. Con quay ngoắt về mà lòng bà buồn rười rượi, tới chiều vẫn không thấy con đâu, chỉ còn mình bà ngồi trước mâm cơm cổ họng nghẹn đắng.
Con cháu bà thì lại đang làm mâm cao cỗ đầy, nhà nào ăn uống linh đình ở nhà đấy rồi chứ chúng đâu nhớ tới người mẹ vất vả bao năm nuôi chúng lớn. Trong căn nhà rách nát, bà Thái cổ họng nghẹn đắng, gắp thức ăn lên lại đặt xuống, nhìn tấm ảnh thờ của chồng mà nước mắt bà cứ thế rơi. Giá ông còn sống với bà, ông có nằm liệt 20 năm nữa bà cũng trông được, chứ giờ ông bỏ bà đi bà cô đơn vô cùng. Bất giác bà nói trong nước mắt: “Ông ơi, ông đợi tôi nhé”.
Theo Blogtamsu
Xem thêm: Không có gì thiêng liêng hơn tình mẫu tử.