Theo số liệu thống kê mới đây của ngành y tế thì trên cả nước có tới 80.000 người mắc bệnh suy thận mạn tính và trong số đó chỉ có 20% được chạy thận nhân tạo.
Người Việt mình có thói quen lạ lắm dù có trình độ hay dân trí thấp đều thích tự làm thầy thuốc, tự chữa bệnh dẫn đến bệnh này không khỏi còn sinh thêm hàng trăm chứng bệnh khác, nguy hiểm vô cùng đến tính mạng con người.
Các chị ơi, hôm nay em mượn diễn đàn này xin chia sẻ chút chuyện gia đình ạ, mục đích em chỉ muốn mọi người tự cảnh giác và bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn thôi ạ.
Chuyện thế này ạ. Chị gái em năm nay hơn 40 nhưng đã bị suy thận và chạy thận gần 2 năm nay, tài sản trong gia đình lần lượt đội nón ra đi theo những ngày chị nằm chạy thận, cơ hội sống sót cũng không cao nếu 1 ngày nào đó gia đình không còn khả năng chi trả cho những đợt điều trị nữa ạ.
Nguyên nhân chị bị bệnh cũng hết sức chủ quan, vì thói quen tự ý chữa bệnh mà chị bị suy thận cấp độ 4 luôn đấy.
Lúc đầu chị không phải bị thận mà chỉ bị xương khớp có đi khám đàng hoàng. Bác sĩ cũng đã kê toa cho chị uống hết 1 tháng hẹn đi khám lại và tiến hành điều trị mới có thể đổi thuốc nếu không thuyên giảm. Sau 1 tháng chị không đi khám lại mà chuyển sang dùng viên hoàn của nước ngoài về uống, chị được giới thiệu thuốc này có hiệu quả đối với các bệnh xương khớp.
Chưa hết đâu ạ, chị còn nhờ ông bạn mua thuốc gì đó, nghe nói của quân đội, chỉ những người trong ngành mới được dùng. Thuốc này đặc biệt đau đâu chích đó. Mỗi đợt khoảng nửa tháng là chị chích 1 lần hết thuốc đau không đi được, chân cong queo lại đi đứng khó khăn. Khi nào chích vô thì đi đứng lại bình thường.
Sau khi uống thuốc một thời gian, chị thấy béo hơn, mặt tròn do tích nước, bụng to hơn nhưng chân tay teo tóp, người mệt và xuất hiện những xuất huyết dưới da. Chị đi khám da liễu bác sĩ nghi ngờ do tác dụng phụ của thuốc khớp chị đang uống. Chị đi làm thêm các xét nghiệm. Kết quả khiến chị ngỡ ngàng vì hàng chục thứ bệnh mới được chẩn đoán thêm, nào là tăng mỡ máu, hội chứng cushing, tiểu đường và suy tuyến thượng thận.
Cách đây 2 năm em đọc báo biết về trường hợp của bé H.T.H, 6 tuổi, con gái chị N.T.V quê ở An Nhơn, Lâm Đồng bỗng nhiên bị phù. Chị V. đưa con đi khám thì được các bác sĩ chẩn đoán bị hội chứng thận hư. Uống thuốc theo toa một thời gian, cháu H. hết phù. Tưởng đã khỏi, chị V. cho con ngừng uống.
Thế rồi, cháu H. bị phù trở lại. Nghe lời mách bảo của những người hàng xóm, chị chuyển sang điều trị cho cháu bằng thuốc nam… Kết quả là bụng cháu H. cứ ngày càng chướng to dần. Ngày 1-3, tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM, cháu được chẩn đoán đã bị suy thận mãn, hội chứng thận hư.
Theo Bác sĩ Thoại Loan Bệnh viện nhi đồng 2 giải thích : Suy thận mãn là tình trạng thận giảm chức năng. Một số chất thay vì được bài tiết bình thường qua nước tiểu, nay bị ứ đọng dẫn đến các rối loạn chuyển hóa quan trọng. Trẻ bị suy thận mãn chính là hậu quả của việc phát hiện trễ hoặc điều trị không đúng các bệnh thận trước đó, như: bệnh thận bẩm sinh (đa số là dị dạng đường tiết niệu), bệnh thận mắc phải (bệnh lý cầu thận, viêm cầu thận, hội chứng thận hư).
Bác sĩ Thoại Loan khẳng định: Thận có khả năng hoạt động bù trừ nên phải sau một thời gian tổn thương kéo dài, điều trị không đúng cách mới dẫn tới suy thận mãn. Và đa số những nguyên nhân gây suy thận mãn đều có thể được điều trị và đạt kết quả tốt nếu phát hiện sớm. Vì vậy, các bà mẹ còn rất nhiều cơ hội cũng như thời gian để tránh cho con mình một kết cục đáng tiếc.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Cường – Phòng khám Nội tiết ngõ 133 Thái Hà, Hà Nội tâm sự – Phần lớn những loại thuốc có tác dụng giảm đau nhức xương khớp nhanh đều chứa corticoid. Điều này đã trở thành vấn nạn hiện nay.
Bác sĩ Cường cho biết nhất là ở các vùng quê, corticoid được sử dụng rộng rãi và hầu như bất cứ ai ở quê đều sử dụng thuốc chứa chất này vì nó rất nhanh “khỏi bệnh” và lại rẻ. Đây được xem là sát thủ thầm lặng vì nó như viên đạn bọc đường.
Khi sử dụng thuốc này, người bệnh cảm nhận bệnh khỏi nhanh nhưng phải lệ thuộc vào thuốc. Điều đáng lo nhất là với việc kê đơn thuốc hiện nay của bác sĩ cũng thực sự đáng báo động. Nếu bác sĩ “không có tâm” kê đơn thuốc có chứa corticoid với những bệnh nhân bị tiểu đường, gout thì khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn sau những liều thuốc “thần tiên” đó.
BS CKI Cao Thanh Ngọc, Phòng khám Dị ứng Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM) cho biết, bệnh viện cũng thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân là nạn nhân của corticoid, nhất là những loại thuốc có tên là “Miên”.
Đặc trưng của bệnh nhân sử dụng corticoid là sau một giai đoạn dùng thuốc, các bệnh nhân này đều có chung đặc điểm là đi tiểu nhiều, mặt tròn và nặng, râu ria, tóc mọc rất nhanh, nhiều, chân tay teo lại… Có những phụ nữ còn râu ria mọc lởm chởm, tay, chân đầy lông.
Nói về mức độ nguy hiểm khi sử dụng corticoid, bác sĩ Cường cho biết, các loại thuốc chứa chất này thường có tác dụng rất nhanh, tuy nhiên nếu dùng kéo dài và không đúng chỉ định của bác sĩ thì sẽ rất nguy hiểm.
Theo đó, sử dụng corticoid nhẹ thì người bệnh bị phù thũng, tăng cân, nổi mẩn…Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể bị suy thượng thận, hạ canxi trong máu, loãng xương, ảnh hưởng dạ dày, tá tràng, thậm chí có thể tử vong.
Xem clip Hãy từ bỏ ngay những thói quen gây suy thận!
https://www.youtube.com/watch?v=RzchH2CP-bQ