Không chỉ là nguồn cung cấp omega-3 dồi dào, cá còn giàu protein, vitamin và các dưỡng chất cần thiết khác đối với việc hình thành não bộ, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu ăn cá đặc biệt trong giai đoạn đầu và ba tháng cuối thai kỳ sẽ giúp giảm nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra thông minh hơn, mẹ tránh được nguy cơ trầm cảm sau sinh… Theo đó, mức phù hợp bà bầu nên ăn từ 3 – 5 bữa cá, 1 – 2 bữa hải sản/tuần.
Dưới đây là những loại cá tốt cho thai nhi bà bầu có thể bổ sung vào thực đơn của mình trong suốt thai kỳ:
Cá chẽm
Cá chẽm được xếp hạng loại hải sản cao cấp vì chất lượng thịt thơm ngon bổ dưỡng. Theo sách Tuệ Tĩnh: “Cá chẽm vị ngọt, tính mát, tác dụng lợi tiểu, an thai, hòa ngũ tạng, mạnh gân xương, trừ chứng lao ngược…”.
Thịt cá giàu chất đạm, chất béo, acid béo omega-3, calories, canxi, magnesium, sắt… do đó cá chẽm rất tốt cho phụ nữ mang thai và mẹ cho con bú. Đặc biệt trong thai kỳ nếu bị phù chân, mẹ sau sinh sữa ít có thể áp dụng các món ăn bài thuốc từ cá chẽm sau:
Canh cá chẽm nấu ngót
Công dụng: chữa phụ nữ có thai phù chân, phụ nữ có thai yếu hay nôn ói, khí huyết hư
Nguyên liệu: Cá chẽm; Rau: cà chua, cần tây, hành lá, thì là, rau ngổ, ớt; Gia vị vừa đủ nấu ăn.
Cách nấu: Cá chẽm rửa sạch, để ráo. Cà chua băm nhuyễn hay xắt nhỏ tùy ý. Phi hành thơm, cho nước vào nấu sôi, cho cá chẽm và cà chua vào nấu chính. Tiếp đó cho các loại rau gia vị vào để nước sôi lần nữa. Nhắc xuống, nêm nếm gai vị và dùng
Cá chẽm sốt nấm
Công dụng: chữa sản phụ sau sinh sữa ít:
Nguyên liệu: Cá chẽm, nấm hương, dầu ăn, cà rốt, bắp non, rau cần tàu, gừng, hành, tương, gia vị vừa đủ.
Cách nấu: Các nguyên liệu xào chín sền sệt cho ra đĩa, sau đó sắp cá chiên giòn lên và ăn kèm với cơm nóng
Cá chép
Người xưa thường ca ngợi cá chép là loại “thực phẩm thượng hạng”. Cá chép tuy nhiều xương, không mềm nhưng đổi lại thịt rất ngon và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng.
Sách y học ghi lại công dụng của cá chép: “Cá chép chủ trị an thai. Khi thai động, khi người mẹ mang thai bị phù, nên ăn canh cá chép”
Trong thịt cá chép có chứa nhiều dưỡng chất như axit lutamic, glycine, chất béo, arginine. Hàm lượng protein trong thịt cá chép có sự khác nhau tùy theo mùa và sự thay đổi của thời tiết. Vào mùa hè, hàm lượng protein phong phú nhất; vào mùa đông, hàm lượng protein và acid amin trong cá chép giảm một chút, riêng hai loại glycine, arginine đều không thay đổi.
Một số món ngon từ cá chép
Cháo cá chép
Nguyên liệu: 1 con cá chép còn sống khoảng 0,5kg; Gạo tẻ 1/3 bát ăn cơm; 1 nắm gạo nếp; Gia vị
Cách nấu: Cá chép bỏ ruột, đánh vẩy và rửa sạch đặc biệt khu vực mang cá. Luộc cá đến khi nước sôi, hớt bọt cho trong nước, hạ lửa cho liu riu khoảng 40’ cho cá chín đều thì vớt ra, gỡ lấy thịt cá phi hành xào sơ nêm nếm gia vị. Nước luộc cá để lắng, gạn lấy nước trong, đun sôi cho ít gia vị rồi cho gạo nếp, gạo tẻ vào nấu thành cháo ăn kèm với cá.
Cá chép xốt cà chua
Nguyên liệu: Cá chép 1 con; Cà chua; Rau gia vị: Hành lá, Tỏi băm, gừng băm. Gia vị
Cách nấu: Cá chép bỏ ruột, đánh vẩy và rửa sạch. Dùng dao khía những đường dọc thân cá, mỗi đường cách nhau khoảng 2cm. Cho cá ra tô, ướp với một chút gia vị trong khoảng 20phút sau đó chiên giòn.
Làm nước sốt: Cho 1 ít dầu vào nồi. Cho gừng, tỏi băm nhỏ vào xào thơm. Cho thêm dấm, đường, cà chua, muối và 40ml nước, khuấy đều, nếm vừa. Nêm nếm thành sốt chua ngọt vừa miệng. Rắc hành lá thái nhỏ.
Đổ nước sốt lên mình cá. Thưởng thức khi nóng là ngon nhất.
Trên là 2 loại cá có nguồn dinh dưỡng phong phú, chứa nhiều protein rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi, bà bầu có thể ăn thường xuyên trong thai kỳ
Một số lưu ý khi ăn cá trong thai kỳ
– Những loại cá chứa nhiều thủy ngân, đặc biệt cá biển như cá thu, cá ngừ, cá kiếm…. bà bầu nên hạn chế ăn;
– Nên chọn cá còn tươi sống, mua cá về chế biến sạch sẽ, nấu thật chín trước khi ăn;
– Tránh ăn các loại cá đóng hộp
Nguồn WTT
Xem thêm: 9 tháng thai nghén gói gọn trong đoạn phim dài 4 phút