Không còn nỗi đau nào lớn hơn là mất con: Con ơi, xin đừng bỏ mẹ đi!

Trên đời này, có một nỗi sợ hãi mà chỉ những người mẹ không may mắn mới thấm thía: đó là nỗi sợ hãi con lại bỏ mẹ một lần nữa. Con từ chối để mẹ làm trọn thiên chức “làm mẹ”.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Có nỗi đau nào bằng…

Tôi vẫn nhớ chị, người phụ nữ thành đạt, quý phái và rất hiền hậu. Những ký ức của tôi về một người đàn bà đẹp mằn mà, giỏi giang, đầy trắc ẩn lại không khiến tôi nhớ bằng hình ảnh chị ủ rũ, hết sức sống khi bước sang tuổi 40 với nỗi đau không gì khỏa lấp.

22 tuổi chị lên xe hoa về nhà chồng sau khi vừa lấy bằng đại học. Một năm sau đó, chị sinh con trai đầu lòng. Sau khi sinh, chị đặt vòng để kế hoạch vì chị quyết tâm theo đuổi bằng tiến sĩ, cộng với hai anh chị mở công ty riêng và dồn hết tâm trí vào công việc. Cũng phải 6 năm sau, khi cậu con trai bước vào lớp 1 và chị đã trở thành tiến sĩ, cũng là sau 6 năm đặt vòng, vợ chồng chị tháo vòng vì có ý định sinh con thứ hai. Cầu được ước thấy, sau một tháng “thả”, chị đã mang thai. Nhưng, niềm vui chưa được tày gang, khi mang bầu đến tuần thứ tám, bác sỹ siêu âm và đưa ra kết luận bị thai lưu. Từ đó đến nay cũng đã năm năm, vợ chồng chị “sinh hoạt” đều đặn và canh thời điểm trứng rụng nhưng mãi vẫn không có tín hiệu gì.

Anh chị cũng tặc lưỡi: Không có thêm con cũng không sao, dù sao cũng có cậu con trai làm điểm tựa. Mọi bất hạnh đổ ập xuống đầu chị khi con trai chị ra đi mãi mãi khi 15 tuổi, trong một vụ tai nạn giao thông khi thằng bé đang trên đường về nhà. Từ ngày đó, chị như chiếc lá héo, suốt ngày gục đầu vào di ảnh con trai, khóc cạn nước mắt. Số phận còn trêu đùa chị khi không cho chị sinh thêm bất cứ đứa con nào khác khi bác sĩ kết luận chị vô sinh thứ phát: ống dẫn trứng của chị bị chít hẹp, chặn đường di chuyển của tinh trùng nên khả năng đậu thai là rất khó. 40 tuổi, chị hầu như không còn chút hi vọng nào về những đứa con.

Bây giờ anh chị sống như hai chiếc bóng nương vào nhau, thương con đứt ruột, và thấy của nả tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ vui khi thiếu một đứa con.

Hãy nắm chăt tay nhau, đừng rời xa mẹ… (Ảnh: Internet)

Vì sao con lại bỏ mẹ mà đi?

Có lạc vào thế giới của những người mẹ mong con mới thấy nỗi thắc thỏm mong chờ đậu thai, nỗi đau dai dẳng day dứt khi những tín hiệu sống nhỏ bé trong cơ thể người mẹ không còn nữa: con đã lưu ở trong bụng mẹ. Tôi thấy ở đây, có đủ cả các sắc thái tình cảm: sự mong chờ, ngóng đợi; nỗi hân hoan khi thử que 2 vạch, nỗi thất vọng tràn trề khi đến ngày mong 2v thì lại đến tháng vì những dấu hiệu có thai chỉ là dấu hiệu giả vì mẹ quá mong con, rồi những mẹ bị thai lưu thì đau đớn, dằn vặt, tắt ngấm niềm hi vọng.

Có mẹ 3 lần thai lưu liên tiếp “không rõ nguyên nhân”. Bốn chữ “không rõ nguyên nhân” nó ám ảnh đến nỗi người mẹ này thậm chí không dám gần chồng, không dám có thai, vì chỉ sợ mình lại gây ra một cái chết cho đứa con tiếp theo. Hai vợ chồng chị đã làm đủ mọi cách: từ soi trứng, siêu âm trứng, noãn, chụp tử cung, xét nghiệp nội tiết, xét nghiệm máu, nhiễm sắc thể… Tất cả các chỉ số đều bình thường. Ai tư vấn thuốc gì, ở đâu, Đông y hay Tây y,…vợ chồng chị đều bỏ cả công việc xấp ngửa ngược xuôi tìm đến.

Chị uống đủ cái loại thuốc mà không có kết quả gì. Chỉ có điều, cứ mỗi lần có thai chưa kịp mừng thì con đã rời xa cha mẹ. Bé bỏ mẹ sớm nhất là bé đầu, khi 10 tuần. Bé ở trong bụng mẹ lâu nhất là 24 tuần, đó là lần chị đau đớn nhất khi phải vào bệnh viện làm thủ thuật lấy con ra. Đó cũng là khi chị mang thai lần thứ ba, song thai hai con trai, và hai bé bị hội chứng truyền máu nhau thai. Khi được đưa ra khỏi bụng mẹ, một bé đã mất, bé còn lại sống trong lồng kính được vài tiếng đồng hồ. Chị chưa hề được nhìn mặt con một lần, chỉ nghe nói, bé rất giống ba, tay chân dài. Chồng chị đưa con về quê anh ngay trong đêm, hai bé được nằm gần ông nội, trên cánh đồng vườn nhà.

Sau ngày con mất 1 năm chị mới được về thăm con, thắp lên mộ hai đứa trẻ bé bỏng của chị nén nhang. Chị khóc khô nước mắt. Chị kể, nhiều khi nhớ con quay quắt, chị sẵn sàng ôm bất cứ dứa trẻ nào ở cỡ tuổi con chị, như một người điên. Chị ước gì tình cờ gặp được một em bé sơ sinh bị bỏ rơi trên đường, chị sẽ rất vui sướng và không ngần ngại mang về nuôi…

Hội chứng truyền máu nhau thai sẽ khiến một bé suy dinh dưỡng và chết lưu trong bụng mẹ, ảnh hưởng đến tính mạng người anh em song sinh của bé (Ảnh: Internet)

Không còn nỗi đau nào lớn hơn là mất con. Sau nỗi mất mát như đứt từng khúc ruột, là dày xé tâm can, hoang mang, đau đớn tột cùng… “Vì sao con lại bỏ mẹ mà đi?” – câu hỏi ấy ảm ảnh khủng khiếp. Một người mẹ kể, đôi lúc, thấy số phận sao bạc bẽo, chỉ muốn bỏ đi xa, thật xa… mãi mãi khỏi trần thế này, nhưng thấy ánh mắt chồng xót thương, lại gồng mình cố gắng. Con đã bỏ cha mẹ, không lẽ mẹ lại bỏ lại ba một mình.

Đó là người mẹ trong cái rủi có cái may, vì chồng còn ở bên động viên vỗ về. Có mẹ, vừa đau nỗi đau mất con, vừa đau nỗi đau mất chồng vì anh chồng đi “tìm con” nơi người phụ nữ khác…

Nguồn WTT

Xem thêm: Thương em quá

 

Related Posts

20160908-063342-3_500x334

Con gái chớ dại mà nhét những thứ này vào “cô bé”

Đôi khi những hành động, thói quen mà chúng ta nghĩ rằng tốt cho “cô bé” thực sự lại hại nhiều hơn lợi.Thank you for reading this…

Sự thật “ngã ngửa” về phương pháp ĐẺ KHÔNG ĐAU tại bệnh viện, mẹ bầu cần biết trước khi lựa chọn

Phương pháp sinh thường không đau bằng cách gây tê ngoài mang cứng đang được nhiều bà bầu cân nhắc lựa chọn. Trước khi quyết định, mẹ…

Mẹo sinh quý tử “CHÍNH XÁC 100%”, cứ làm là trúng. Mất gì đâu mà không thử!!!

Các mẹ thi nhau làm theo mẹo này để sinh quý tử “CHÍNH XÁC 100%” làm là trúng. Chị em thử ngay thôi!Thank you for reading this…

5 tư thế ngồi gây hại cho thai nhi mẹ bầu cần tránh

Khi mẹ ngồi sai vị trí có thể khiến tư thế của bé bị xáo trộn và mẹ cũng gặp phải một số vấn đề không mong…

Em 24, cao 1,5m, người nhỏ thó, mà rặn 2 hơi sinh trơn tuột con nặng đến 3,8kg cũng là nhờ cái mách miệng của các cụ cả đấy

Hồi mới có bầu rồi chuẩn bị lên bàn đẻ, mấy người hàng xóm hôm nào qua chơi cũng dọa “Đau đẻ khiếp lắm nha mầy, kêu…

Chồng làm vợ khóc nhiều trong thai kỳ, con sinh ra dễ bị tự kỉ, chậm phát triển

Nhiều nghiên cứu cho thấy, tâm trạng của bà bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Theo đó, nếu mẹ hay khóc lóc, buồn tủi…