Những bà mẹ tuyệt đối không được đặt vòng tránh thai

Sử dụng vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai khá phổ biến và tiện dụng nhưng cũng rất “kén” người dùng.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Đặt vòng là phương pháp tránh thai khá phổ biến và được thực hiện nhanh gọn ngay tại hầu hết các trung tâm y tế và các bệnh viện tuyến cơ sở và trung ương.

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ bằng nhựa được đặt vào tử cung. Gọi là “vòng” vì mấy chục năm trước người ta dùng loại có hình tròn. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều loại vòng với hình dáng khác nhau như vòng chữ S, chữ T… Thông dụng nhất hiện nay phải kể đến vòng hình chữ T và hình cánh cung, có quấn đồng. Đuôi vòng có hai dây nhỏ thò ra âm đạo độ 2 – 3 cm, giúp kiểm tra vòng còn ở đúng vị trí hay không.

Đặt vòng tránh thai có tác dụng ngăn không cho tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn trứng làm tổ trong tử cung để phát triển thành bào thai.

nhung-ba-me-nao-tuyet-doi-khong-duoc-dat-vong-tranh-thai-1-1481169186-width500height333
Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ bằng nhựa được đặt vào tử cung.
nhung-ba-me-nao-tuyet-doi-khong-duoc-dat-vong-tranh-thai-2-1481169186-width500height375
Trên thực tế có rất nhiều loại vòng tránh thai với hình dáng khác nhau như vòng chữ S, chữ T…

Ưu nhược điểm của đặt vòng tránh thai

Biện pháp tránh thai này được nhiều người sử dụng bởi có khá nhiều ưu điểm như có hiệu quả tránh thai với tỷ lệ rất cao. Hiệu quả này có thể đạt được ngay sau khi đặt vòng và có thể kéo dài tới 5 năm. Dụng cụ tương đối bền, thoải mái, dễ sử dụng và không tốn kém.

Ngoài ra, vòng tránh thai còn có những ưu điểm rõ rệt, như làm giảm lượng máu mất khi hành kinh, giảm đau bụng kinh, giảm xuất hiện và phát triển u xơ tử cung – một hiệu quả có được nhờ tác dụng của progesterone, giảm nguy cơ viêm vùng chậu…

Tuy vậy với bất cứ phương pháp tránh thai nào đều có những nhược điểm, với vòng tránh thai, nhược điểm lớn nhất là nguy cơ viêm vùng chậu, hiếm muộn, thai ngoài tử cung và tụt vòng.

nhung-ba-me-nao-tuyet-doi-khong-duoc-dat-vong-tranh-thai-4-1481169186-width500height334
Hiệu quả tránh thai của phương pháp này khá cao. (ảnh minh họa)

Những ai không được đặt vòng tránh thai?

Đặt vòng là phương pháp hiệu quả nhưng lại rất “kén” người sử dụng, nếu bạn rơi vào một trong những trường hợp sau thì nên lựa chọn một cách thức tránh thai khác:

– Nghi ngờ có thai.

– Sau phá thai nhiễm trùng.

– Đang bị viêm vùng chậu, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục hoặc mắc các bệnh này trong vòng ba tháng trước đây.

– Viêm cổ tử cung.

– Bệnh lý ác tính đường sinh dục.

– Dị tật bẩm sinh ở tử cung hay u xơ làm biến dạng lòng tử cung

– Xuất huyết đường sinh dục bất thường chưa được chẩn đoán và điều trị.

– Đối với dụng cụ tử cung phóng thích nội tiết, chống chỉ định trong trường hợp ung thư vú.

Đặc biệt, các bác sỹ thường không muốn đặt vòng cho người chưa có con vì viêm âm đạo là một bệnh khá phổ biến. Họ sợ bạn không may bị các vi khuẩn gây viêm lan lên ống dẫn trứng, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể đặt vòng dưới sự theo dõi cẩn thận của bác sỹ.

nhung-ba-me-nao-tuyet-doi-khong-duoc-dat-vong-tranh-thai-3-1481169186-width500height333
Đặt vòng là phương pháp hiệu quả nhưng lại rất “kén” người sử dụng. (ảnh minh họa)

Sau sinh bao lâu thì có thể đặt vòng tránh thai?

Thời điểm đặt vòng tránh thai lý tưởng nhất là vào ngày thứ 3 hoặc 4 của kỳ đèn đỏ. Các mẹ cần lưu ý không nên đặt vòng tránh thai ngay sau sinh nở. Hãy chờ cho tử cung được hồi phục và trở lại kích thước bình thường. Nếu không, khi cổ tử cung còn mở hoặc giãn rộng thì vòng tránh thai có thể bị rơi ra ngoài. Nên đặt vòng tránh thai trong khoảng 2-3 tháng sau sinh (lâu hơn càng tốt). Nếu sinh mổ, nên chờ 6 tháng mới đặt.

Ngoài ra, trước khi đặt vòng, bạn cần được khám phụ khoa để nếu có viêm nhiễm thì chữa khỏi trước. Nếu trong thời gian mang vòng mà thấy có triệu trứng viêm nhiễm như dịch âm đạo vàng, xanh, ra nhiều, mùi hôi khó chịu, âm hộ ngứa ngáy, bạn hãy đi khám ngay để được chữa trị. Khi điều trị, cán bộ y tế có thể tạm tháo vòng, trong thời gian đó, bạn hãy sử dụng một biện pháp tránh thai khác.

Theo Webtretho

Xem thêm: Loại bỏ khối u trên cánh tay của người phụ nữ.

Related Posts

20160908-063342-3_500x334

Con gái chớ dại mà nhét những thứ này vào “cô bé”

Đôi khi những hành động, thói quen mà chúng ta nghĩ rằng tốt cho “cô bé” thực sự lại hại nhiều hơn lợi.Thank you for reading this…

Sự thật “ngã ngửa” về phương pháp ĐẺ KHÔNG ĐAU tại bệnh viện, mẹ bầu cần biết trước khi lựa chọn

Phương pháp sinh thường không đau bằng cách gây tê ngoài mang cứng đang được nhiều bà bầu cân nhắc lựa chọn. Trước khi quyết định, mẹ…

Mẹo sinh quý tử “CHÍNH XÁC 100%”, cứ làm là trúng. Mất gì đâu mà không thử!!!

Các mẹ thi nhau làm theo mẹo này để sinh quý tử “CHÍNH XÁC 100%” làm là trúng. Chị em thử ngay thôi!Thank you for reading this…

5 tư thế ngồi gây hại cho thai nhi mẹ bầu cần tránh

Khi mẹ ngồi sai vị trí có thể khiến tư thế của bé bị xáo trộn và mẹ cũng gặp phải một số vấn đề không mong…

Em 24, cao 1,5m, người nhỏ thó, mà rặn 2 hơi sinh trơn tuột con nặng đến 3,8kg cũng là nhờ cái mách miệng của các cụ cả đấy

Hồi mới có bầu rồi chuẩn bị lên bàn đẻ, mấy người hàng xóm hôm nào qua chơi cũng dọa “Đau đẻ khiếp lắm nha mầy, kêu…

Không còn nỗi đau nào lớn hơn là mất con: Con ơi, xin đừng bỏ mẹ đi!

Trên đời này, có một nỗi sợ hãi mà chỉ những người mẹ không may mắn mới thấm thía: đó là nỗi sợ hãi con lại bỏ…