Em đang mang thai con đầu lòng được 5 tháng, thường đi khám thai ở bác sĩ quen với nhà chồng em. Dạo gần đây em đọc báo hay thấy các trường hợp siêu âm con bình thường nhưng sinh ra dị dạng, điển hình như trường hợp mẹ Trần Thị Phước Lộc ở Gia Lai cách đây mấy tháng.
Theo chị, từ khi mang thai chị thường xuyên đến phòng khám siêu âm và trong các lần khám, siêu âm trắng đen – màu… đều được bác sĩ ghi rõ tình trạng thai nhi phát triển bình thường, chưa thấy gì bất thường ở các bộ phận quan sát được. Vậy nhưng khi sinh ra, con chị khiến cả nhà thất kinh hồn vía vì bé có khuôn mặt dị dạng, không ta, không xương hàm phải, một mắt xệ xuống, hở hàm ếch trong, hở vòm họng rộng, viêm phổi nặng… Thật đau lòng và khiến nhiều mẹ đang mang thai lo lắng.
Không chỉ trường hợp chị này, mà trước đó em đọc báo thấy rất nhiều trường hợp khác cũng vậy, trước mối lo ngại đó của em bác sĩ trấn an rất nhiều, bác cũng chẳng chỉ trích hay bóc mẽ gì các đồng nghiệp cả, chỉ chia sẻ với em một số điều cần lưu ý để tránh tình trạng mẹ siêu âm con bình thường nhưng đẻ ra khóc ròng. Em chia sẻ các mẹ tham khảo luôn nhé!
3 lưu ý khi siêu âm để có kết quả chính xác nhất
– Lựa chọn nơi siêu âm: Để đáp ứng nhu cầu khám nhanh, tiết kiệm thời gian có rất nhiều phòng khám, siêu âm sản khoa mở ra nhưng không phải nơi nào cũng đáp ứng được các yêu cầu về thiết bị, tay nghề… Do đó, để yên tâm khi đi khám, siêu âm bà bầu nên chọn các phòng khám được cấp phép hành nghề của Bộ Y tế, thông tin về bác sĩ. Đây là yếu tố hàng đầu giúp mẹ yên tâm về thai kỳ của mình.
– Trước khi đi xét nghiệm, siêu âm cần tuân thủ quy định của phòng khám. Khi xét nghiệm máu các mẹ không nên ăn sáng, khi siêu âm nên uống nhiều nước để kết quả chính xác hơn. Theo đó, với siêu âm khi uống nhiều nước bàng quang khi căng nước sẽ đẩy tử cung lên, điều này giúp sóng siêu âm đi nhanh hơn, hình ảnh trong tử cung rõ nét hơn.
– Còn nghi ngờ về kết quả siêu âm hãy đi siêu âm ở ít nhất 3 nơi khác nhau, áp dụng với trường hợp nghi thai dị tật.
Các mốc siêu âm thai chẩn đoán dị tật không được bỏ qua
6 – 8 tuần: Siêu âm xác định thai đã vào tử cung chưa, thai nhi có tim thai không để kịp thời xử lý với những trường hợp thai ngoài tử cung, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người mẹ,
11 – 13 tuần: Siêu âm những tuần này sẽ giúp xác định tuổi thai, nhịp tim thai, đo độ mờ da gáy để dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể như bệnh down, dị dạng tim…
21 – 24 tuần: Giai đoạn này bác sĩ siêu âm để kiểm tra chiều dài tứ chi, đường kính sọ… đồng thời phát hiện các bất thường ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch…
30 – 32 tuần: Trong tuần này, bác sĩ siêu âm nhằm phát hiện nhưng bất thường xuất hiện muộn, tình trạng ối hay các trường hợp chậm phát triển trong tử cung…
Vài chia sẻ của em, thực ra ghi lại những lưu ý của bác sĩ để các mẹ mang thai tham khảo nhé. Chúc các mẹ có thai kỳ suông sẻ và mẹ tròn con vuông nha!
Nguồn WTT
Xem thêm: Con thả xuống nước tự bơi luôn được nè các mẹ