Hú hồn, cũng may đọc được bài báo kịp lúc nên em đã dừng cho con uống sữa kiểu này.
Con em vừa thôi nôi các mẹ ạ, và em vừa bỏ bú con. Nghe các chị có kinh nghiệm truyền lại, trẻ trên 12 tháng nên bỏ bú vì mẹ có cố cho con bú cũng không giúp trẻ phát triển tốt được vì sữa lúc này đã mất hết chất, thay vào đó nên cho con ăn dặm và bú sữa công thức ngoài bổ sung.
Về khoảng ăn dặm, em vừa cho con ăn cháo thỉnh thoảng cũng cho ăn bột ăn dặm gửi bạn mua từ nước ngoài về cho đủ chất.
Về uống sữa, em cũng nhờ bạn mua hàng từ nước ngoài về. Và, lo sợ nguồn nước dùng hàng ngày không tốt để pha sữa cho con nên ngay từ khi con bỏ bú em luôn dùng nước khoáng đóng chai vô trùng, sạch sẽ. Ngay từ lúc con ăn dặm em cũng đã cho con uống nước khoáng đóng chai thay vì nước đun sôi để nguội vì nghĩ rằng loại nước này giúp con bổ sung đầy đủ các khoáng chất còn thiếu.
Đến nay, con em đã có thâm niên 6 tháng uống nước khoáng đóng chai, vài 1 tuần uống sữa công thức pha bằng nước khoáng. Em sung sướng lắm vì cứ nghĩ mình là một người mẹ tuyệt vời, chăm con tốt nhất rồ. Nhưng sáng nay đọc bài báo này thì té xỉu….
Câu chuyện thứ 1: Mẹ dùng nước khoáng đóng chai pha sữa cho con khiến con bị sỏi thận.
Em bé 24 tháng tuổi người Trung Quốc có tên Hiểu Minh rất hiếu động, những đứa trẻ ở độ tuổi này thường khiến ba mẹ mệt mỏi vì quá nghịch ngợm. Tuy nhiên dạo gần đây, mẹ của cậu bé lại bắt đầu lo lắng khi thấy con ít chạy nhảy vận động như mọi khi. Hiểu Minh nói với mẹ là bị đau bụng. Đưa con đi khám, kết quả chẩn đoán cho thấy cơ thể cậu bé có sỏi thận. Bố mẹ Hiểu Minh choáng váng không hiểu vì sao.
Mẹ Hiểu Minh nói, gia đình không cho bé uống bất cứ thức uống nào lạ ngoài sữa bột thông thường, tuy nhiên, sau khi trò chuyện và trả lời các câu hỏi của bác sĩ, bố mẹ Hiểu Minh ngay lập tức bị “mắng té tát” vì chăm con sai lầm.
Cho rằng nước khoáng đóng chai vô trùng và sạch sẽ, mẹ Hiểu Minh thường xuyên pha sữa cho con bằng nước khoáng. Tuy nhiên sau khi nghe, bác sĩ ngay lập tức lắc đầu và nói, nước khoáng có chứa một lượng lớn các khoáng chất không thích hợp cho trẻ nhỏ. Lượng khoáng chất quá mức này nếu uống lâu dài không chỉ ảnh hưởng đến thận mà còn có thể khiến trẻ đi tiểu ra máu.
May mắn, sỏi thận trong cơ thể bé Hiểu Minh không lớn, chỉ cần điều chỉnh lại cách pha sữa, cho bé uống thật nhiều nước lọc, tập thể dục thường xuyên là có thể xuất viện.
Câu chuyện thứ 2, bố pha sữa cho con quá đặc vì nghĩ rằng như thế sẽ giúp con hấp thu nhiều chất hơn nhưng không ngờ con bị hoại tử ruột.
Trước đây, nhiều phụ huynh cũng xôn xao chia sẻ cho nhau câu chuyện bé sơ sinh suýt mất mạng vì thói quen pha sữa sai lầm của bố.
Theo đó, con trai nhỏ của anh Wang ở Hạ Môn, Trung Quốc sinh non. Vì vợ thiếu sữa nên anh Wang phải cho bé ăn thêm sữa ngoài. Muốn con trai nhanh tăng cân, mỗi lần pha sữa, ông bố trẻ lại cố tình bỏ thêm, pha nhiều hơn vài thìa sữa bột so với công thức chuẩn.
Sau một thời gian liên tục như vậy, con trai anh Wang chẳng những không tăng cân mà còn thường xuyên bị trớ, chán ăn, gương mặt kém hoạt bát, tươi tỉnh. Không biết con mắc bệnh gì, gia đình anh Wang lại sốt sắng đưa bé trở lại bệnh viện. Tại đây, kết quả kiểm tra cho thấy đứa trẻ suýt đã bị hoại tử ruột. Gia đình anh Wang choáng váng không thốt lên lời.
Các bác sĩ cho biết, con trai anh Wang đã phải uống sữa quá đặc trong một thời gian dài, gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, phá hủy tế bào, cụ thể là gây viêm ruột. Nếu để tình trạng này kéo dài, đứa trẻ có thể bị sốt, tiêu chảy ra máu, thậm chí đe dọa tính mạng.
Hic, em xem xong mà rụng rời tay chân. Mang con đi khám cũng may con bình yên, và em đã được bác sĩ hướng dẫn kỹ cách pha sữa cho con đúng như thế này, chia sẻ cùng các mẹ luôn ạ:
– Không pha sữa quá đặc, lý do ở trên em không giải thích nữa ha.
– Không dùng nước khoáng pha sữa cho con, dùng nước đun sôi để ấm khoảng 50 – 60 độ là đủ rồi. Tốt nhất nên pha theo hướng dẫn trên hộp sữa, vì từng loại sữa sẽ được nhà sản xuất cho nhiệt độ nước phù hợp.
– Các bước pha sữa đúng là canh lượng nước trong ly trước rồi mới cho sữa bột vào, đồng thời như thế sẽ giúp sữa tan đều, tan nhanh không vón cục.
– Không cho trẻ uống sữa đã pha sau 2 tiếng đồng hồ, như thế sẽ làm mất cấu trúc của các protein, vitamin và do đó mất đi giá trị dinh dưỡng. Tốt nhất, pha sữa xong nên cho trẻ uống ngay, nếu để quá 2 tiếng nên bỏ đi và pha sữa mới cho trẻ.
Theo Webtretho
Xem thêm: Khai quật xác em bé chết 300 năm để tìm hiểu.