Khi cảnh sát thông báo con trai ăn cắp, người mẹ đã hành xử bất ngờ

Một người mẹ sau khi được nhà trường báo tin: “Con trai cô đã ăn cắp 3 triệu của một giáo viên! Nó đã thừa nhận và cảnh sát cũng đã có mặt tại đây…” đã khiến nhiều người bất ngờ vì cách hành xử của mình.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Khi nhận được điện thoại người mẹ không thể tin nổi, bà đã nói: “Bất luận con trai tôi đã làm điều gì, hãy đừng đánh mắng nó vội cho đến khi tôi đến xử lý!” Sau đó bà yêu cầu được nói chuyện với con mình. Đứa trẻ nghe máy liền khóc to và chỉ nói được một chữ “Mẹ!” Người mẹ liền động viên: “Con à, đừng sợ không có vấn đề gì, mẹ sẽ luôn ở bên giúp đỡ con. Mẹ sẽ tới đó nay lập tức.”

Khi cô tới trường, đã có một chiếc xe cảnh sát đậu ở bên ngoài, 2 sĩ quan cảnh sát đang đợi ở trong phòng trông rất nghiêm nghị. Ngoài ra còn có 2 giáo viên một nam một nữ cùng cô chủ nhiệm.

Một giáo viên nữ đã nói với mẹ đứa trẻ: “Con trai của chị đã lấy mất 3 triệu đồng trong ngăn kéo của tôi sáng nay. Nó đã thừa nhận rồi, chị xem giờ giải quyết thế nào?”

Người mẹ quay sang đứa trẻ còn đang ngồi run rẩy trên mặt đất, quần áo nhem nhuốc, nước mắt chảy đầy khắp mặt. Người mẹ bước tới và ôm chầm lấy đứa trẻ.

“Mẹ ơi, con sợ…”

“Con trai, hãy nói với mẹ sự thật, mẹ tin con!”

Lúc này đứa trẻ bắt đầu lắc đầu nói: “Con không có.”

xu_ly_tre_an_cap_bang_niem_tin_1_1
Ảnh minh họa

Sau một lúc xoa dịu và động viên con, người mẹ đứng lên và dõng dạc nói: “Tôi tin con trai tôi, nó nói nó không ăn cắp.” Đứa trẻ kinh ngạc nhìn mẹ với một ánh mắt biết ơn.

Người giáo viên nói tiếp: “Nhưng chính cháu đã công nhận điều đó!”

Phía cảnh sát cũng nhún vai nói: “Thực chất chúng tôi cũng không tìm thấy bằng chứng nhưng đứa trẻ đã tự nhận.”

Người mẹ quay sang hỏi lại đứa trẻ: “Cô giáo nói có đúng không con?”

Đứa trẻ trả lời: “Lúc đó con đã rất sợ hãi, con cũng không biết lý do vì sao con đã nói con làm. Nhưng thật sự con không có ăn cắp.”

Người phụ nữ gầy gò nghèo khổ này không biết lấy được dũng khí và sự can đảm từ đâu đã “ngang tàng” lôi ngay đứa trẻ về nhà trước sự chứng kiến của bao người. Có lẽ ở trước mặt bất kỳ đứa trẻ nào, mỗi hành động của người mẹ đều thật khó hiểu!

Trên đường về nhà, đứa trẻ rất biết ơn mẹ, cậu nói: “Mẹ ơi, con cảm ơn mẹ đã tiếp cho con sức mạnh!”

Khi vừa về tới nhà không lâu, thầy hiệu trưởng đã gọi điện đến nói rằng giáo viên báo mất đồ đã tìm thấy số tiền thất lạc. Hoá ra là do giáo viên này đã vô tình đặt tiền vào ngăn kéo khác, sau đó quên mất. Vì vậy họ rất lấy làm xin lỗi hai mẹ con. Đồng thời ông còn nói tiếp: “Cũng do cháu nó thừa nhận nên chúng tôi mới báo cảnh sát.”

Mặc dù vấn đề này vẫn khiến cho đứa trẻ cảm thấy sợ hãi, nhưng cách làm của người mẹ đã khiến cho cậu bé cảm thấy rất tự hào. Trước sự chứng kiến của bao người cậu bé vẫn có thể ngẩng cao đi về nhà, bởi vì mẹ cậu đã đem lại cho cậu một cảm giác an toàn và dũng khí tuyệt đối. Ngay cả đến khi trưởng thành có lẽ cậu cũng không bao giờ quên thời khắc ấm áp đặc biệt này.

xu_ly_tre_an_cap_bang_niem_tin_3_1
Ảnh minh họa

Có nhiều trường hợp các bậc phụ huynh cảm thấy rất phiền não không biết tại sao con mình lại có thói quen ăn cắp tiền? Mặc dù đã đánh và mắng rất nhiều nhưng chúng càng ăn cắp nhiều hơn? Câu trả lời đến từ 2 chữ “tin tưởng”.

Có rất nhiều trẻ khi còn nhỏ đã từng có hành vị trộm cắp, trong hầu hết các trường hợp đều do chúng không biết hành vi này chính là “ăn cắp”, cũng không biết đó là hành vi sai trái. Nhưng nếu cha mẹ có những hành động trừng phạt như đánh mắng trẻ khi chúng có hành vi ăn cắp, dán nhãn “kẻ trộm” cho chúng thì chúng ta đã vô ý gây một loại tác động tâm lý đen tối lên chúng.

Những đứa trẻ này , do bị cha mẹ trừng phạt và trở nên tức giận, lòng tự tôn cá nhân đã bị tổn thương, mối quan hệ tin tưởng được thiết lập giữa cha mẹ và con trẻ ngay lập tức bị sụp đổ dẫn đến kích thích sự nổi loạn của chúng: “Được thôi bố mẹ nói con là một tên trộm, vậy con sẽ tiếp tục hành vi trộm cắp cho mọi người coi!”

Hãy xem bậc làm cha làm mẹ như chúng ta đã khiến chúng dần dần mất đi niềm tin thế nào?

Khi một em bé khóc to trong nôi là vì muốn tìm kiếm một cảm giác an toàn từ người mẹ. Nhưng người lớn chúng ta lại xem chúng thật yếu ớt mỏng manh.

Khi con trẻ chơi nghịch ngợm khiến cho quần áo bị ướt bẩn, không thể đợi để nói với chúng ta rằng chúng đang rất hạnh phúc thế nào thì người lớn chúng ta chỉ nhìn thấy quần áo đã bị ướt bẩn hết rồi.

Khi con trẻ vẽ các hình thù lên tường cửa, vui vẻ chạy tới chỗ chúng ta để chia sẻ thành quả của mình. Nhưng người lớn chỉ nhìn thấy bức tường đã bị hủy hoại;

Khi đứa trẻ không muốn chia sẻ đồ chơi với các trẻ khác, quay sang chúng ta để được sự giúp đỡ. Nhưng người lớn chỉ thấy đứa trẻ sao ích kỷ và keo kiệt như vậy.

Khi đứa trẻ đưa cho cha mẹ thành tích học tập của mình với đầy sự thất vọng và xấu hổ thì người lớn chúng ta chỉ nhìn thấy những đứa trẻ lười biếng và không học tập chăm chỉ.

Khi đứa trẻ trò chuyện điện thoại với bạn bè với những ngôn ngữ chủ đề không phù hợp, người lớn chúng ta chỉ nhìn thấy những đứa trẻ thiếu niên bất ổn.

Khi đứa trẻ bí mật viết nhật ký, đem tất cả niềm vui, giận dữ, nỗi buồn để giãi bày lên những trang giấy. Người lớn chúng ta chỉ thấy đứa trẻ đang cố tình che dấu…

Trong thực tế, không phải rằng đứa trẻ khi mới ra đời đã không tin tưởng người lớn. Mà là khi chúng đem trái tim thuần khiết của mình giao phó cho cha mẹ, nhưng không ngờ chính cha mẹ lại là người gây tổn thương rỉ máu trái tim bé nhỏ đó. Những đứa trẻ trước những lời trêu chọc, nhiếc móc, giáo giục, không tôn trọng, không tin tưởng của cha mẹ đã dần dần từng chút một mà mất đi lòng tin ở người lớn. Thậm chí lúc nào nào cũng đem theo một chiếc mũ bảo hiểm để chống lại người lớn.

Khi cha mẹ nhận thấy rằng thời điểm mà con mình đã không còn tìm đến mình để chia sẻ giãi bày bất kỳ việc gì nữa, điều đó có nghĩa là sâu trong trái tim chúng cha mẹ đã lặng lẽ được “rời đi” rồi.

Hỡi các bậc làm cha làm mẹ, hãy cố gắng học cách tin tưởng vào con mình ngay từ nhỏ chứ không phải lựa chọn tin tưởng vào người khác. Khi đã có được niềm tin, đứa trẻ sẽ coi chúng ta như một người bạn thật sự, trao trọn niềm tin vào chúng ta. Lúc đó cha mẹ mới là người đầu tiên chúng tìm đến khi cần sự giúp đỡ. Có được sự tôn trọng của cha mẹ, trẻ mới có thể dành sự tín nhiệm của bạn và sự kỳ vọng ghi sâu trong tâm, đồng thời biến nó trở thành hành động.

Related Posts

hop_com_blogtamsuvn

Con trai mới 7 tuổi đòi mang 2 suất cơm đi học, mẹ lén theo dõi rồi bật khóc khi chứng kiến cảnh tượng này…

Từ nhỏ, Phong đã được mẹ dạy phải giúp đỡ những bạn nào thiệt thòi hơn mình chứ không được coi thường hay trêu đùa bạn. Bố…

12 quy tắc dạy con thông minh, thành tài của người Nhật 100% ba mẹ Việt nên đọc và học hỏi

Nói trước em không phải là người sính ngoại đâu các mẹ ạ, hàngdùng cho con em cũng toàn mua hàng Việt Nam thôi, nhưng cách dạy…

Nếu con bạn có 7 dấu hiệu này, rất có thể bé sẽ trở thành thiên tài trong tương lai

Mẹ hãy thử để ý xem con mình có phải đứa trẻ thông minh thực thụ không.Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe! Con…

Cha dành thời gian cho con càng nhiều, con càng thông minh lanh lợi

Tình cảm cha con với em mà nói là thứ tình cảm rất tự nhiên. Những lúc nhìn 2 cha con như 2 bản sao chỉ khác…

5 cách phạt con khoa học, trẻ nghe răm rắp mọi gia đình phải biết

Đánh con hay mắng con không mang lại hiệu quả mà thậm chí còn phản tác dụng.Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe! Tiến…

Những bài học đạo đức “ngày xưa” mà đến nay mẹ vẫn phải nhớ để dạy con

Những bài học trong cuốn sách đạo đức lớp 1 xuất bản những năm 1989 đã gắn liền với bao thế hệ học tròThank you for reading…