Những việc cần làm trong 24 giờ sau khi sinh!

Ngày đầu tiên làm mẹ, hẳn bạn sẽ có nhiều bỡ ngỡ, không chỉ với bé yêu, mà với cả chính bản thân mình. Nhưng cho dù có lóng ngóng đến đâu, các bà mẹ trẻ đều cần biết đến những điều mà 24 giờ sau sinh, bạn cần nằm thật rõ!

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Ngày đầu tiên làm mẹ, hẳn bạn sẽ có nhiều bỡ ngỡ, không chỉ với bé yêu, mà với cả chính bản thân mình. Nhưng cho dù có lóng ngóng đến đâu, các bà mẹ trẻ đều cần biết đến những điều mà 24 giờ sau sinh, bạn cần nằm thật rõ!

Nghỉ ngơi thư giãn

Quá trình “vượt cạn” đã lấy đi rất nhiều sức lực của chị em, vì vậy sau khi sinh việc quan trọng nhất là phải nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe.

Thêm vào đó, chưa tính đến việc phải mất ít nhất 3 – 4 giờ đồng hồ mỗi ngày để cho con bú, sản phụ còn phải thay tã lót, dỗ con và thường bị tiếng khóc của con làm thức giấc. Vì vậy, ngay sau khi sinh và trong tháng ở cữ, sản phụ nên tìm người giúp đỡ để tranh thủ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.

cham-soc-vung-kin-sau-sinh-2
Mẹ nên nghỉ ngơi thư giãn sau khi vượt cạn.

Cho con bú

Đây là việc cần làm để hình thành phản xạ tiết sữa và thúc đẩy cơ thể sản sinh nhiều sữa hơn. Đặc biệt, lượng sữa đầu tiên mà cơ thể tiết ra (được gọi là sữa non, màu vàng nhạt, hơi loãng) rất bổ dưỡng và tốt cho cơ thể trẻ. Bởi trong sữa non có chứa nhiều chất kháng thể, giúp trẻ tránh được sự xâm hại của vi khuẩn độc hại, giảm thiểu nguy cơ phát sinh tật bệnh.

Ngoài ra, cho con bú sau khi sinh còn có tác dụng giúp tử cung của sản phụ co lại trở về trạng thái bình thường trước khi mang thai.

Các bác sỹ sản khoa cho rằng mỗi lần cho con bú nên kéo dài trong khoảng thời gian 5 – 10 phút là thích hợp. Sau đó, thời gian và tần suất cho con bú có thể tăng lên tùy theo lượng sữa của sản phụ và nhu cầu, thể trạng của trẻ.

1444488411_bebulaunhungkhono1jpg
Cho con bú

Bổ sung chất dinh dưỡng

Sau khi sinh xong, cơ thể sản phụ thường trở nên yếu mệt hơn rất nhiều so với bình thường. Lúc này, người nhà nên cho sản phụ ăn thức ăn ở dạng lỏng như cháo chân giò, canh rong biển, một số loại rau…vừa có nhiều chất dinh dưỡng vừa làm lợi sữa.

Sản phụ cũng cần ăn nhiều rau tươi và hoa quả để không những hấp thụ được vitamin mà còn phòng tránh chứng tiện bí. Đối với những sản phụ phải mổ đẻ thì nên ăn sau phẫu thuật từ 6 – 8 giờ đồng hồ để tránh tác dụng phụ của thuốc gây tê.

Quan sát lượng máu ở âm đạo

Xuất huyết sau sinh là một trong những nguyên nhân gây sốc, choáng thậm chí tử vong cho sản phụ. Xuất huyết sau khi sinh thường do một số nguyên nhân sau: tử cung co yếu, sót nhau thai, tổn thương vùng kín…

Vì vậy, trong vòng 24 giờ sau khi sinh, sản phụ cần chú ý quan sát lượng máu xuất hiện ở âm đạo. Nếu lượng máu lên đến 500ml thì phải kịp thời báo cho bác sỹ để tìm hiểu chính xác nguyên nhân và có phương án khắc phục.

Vận động cơ thể

Nếu sinh thường thì sau 6 – 12 giờ đồng hồ, sản phụ nên ra khỏi giường và đi lại một cách chậm rãi, nhẹ nhàng. Việc này giúp cơ bụng co lại, thúc đẩy tử cung nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường, đồng thời phòng ngừa khả năng phát sinh bệnh sỏi thận, chứng tiện bí.

Để cơ thể dần dần thích ứng dần dần, sản phụ cũng có thể thực hiện các bài tập vận động ngay khi nằm trên giường. Thứ tự động tác như sau: nằm ngửa, hít thở chậm rãi; vận động nhẹ nhàng cơ gáy, hai bả vai, bàn tay, bụng, rồi đến chân.

Vệ sinh vùng kín

Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, âm đạo thường tiết dịch hoặc ra máu. Vì vậy cần chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín của sản phụ. Hiện nay ở các bệnh viện, các y tá và hộ lý thường cung cấp dung dịch vệ sinh phụ nữ và hướng dẫn cách làm sạch vùng kín. Chỉ cần làm theo hướng dẫn của bệnh viện là chị em có thể yên tâm phần nào.

Khi vệ sinh vùng kín, chị em chú ý quan sát xem âm đạo và hậu môn có biểu hiện sa xuống bất thường hay không. Nếu có, cần báo ngay cho bác sỹ để kiểm tra nguyên nhân là do viêm nhiễm, chảy máu trong hay lý do nào khác.

24h-sau-sinh4
Ảnh minh họa

Mau chóng tiểu tiện

4 giờ đồng hồ sau khi sinh thường, sản phụ đã có thể và nên tiểu tiện. Bởi trong quá trình sinh, đầu thai nhi quay xuống đã gây áp lực lên bàng quang và niệu đạo nên thời gian để bàng quang hồi phục chức năng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc co bóp tử cung, dẫn tới xuất huyết sau sinh.

Vì vậy, lời khuyên của các bác sỹ là sản phụ nên uống nhiều nước và mau chóng tiểu tiện lần đầu sau khi “vượt cạn”.

Theo Myeva

Xem thêm: Hài hước với những tình huống bất ngờ của các bé.

Related Posts

Bà bầu NGHÉN càng NẶNG, con sinh ra càng khỏe mạnh thông minh – sự thật là gì?

Chúc mừng các bà bầu bị nghén nặng nha. Vì con sinh ra sẽ thông minh, khả năng ngôn ngữ tốt lại khỏe mạnh.Thank you for reading…

10 điều mọi ông chồng phải biết để không làm tổn thương vợ bầu

Có những thay đổi rất nhỏ trong cơ thể phụ nữ khi mang bầu nhưng các ông chồng vẫn cần phải biết để không vô tình làm…

Để sinh được con cho chồng, 9 tháng bầu bì em phải vật lộn khổ sở vậy đây, chồng ơi thương vợ!

Chúc mừng các mẹ đã thấy vạch hồng thứ hai căng đét trên que nhé!Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe! Nhiều người vẫn…

Tẩm bổ 10 món này thường xuyên trong thai kỳ, chất xám con sẽ cải thiện bất chấp di truyền

ĂN NHIỀU CÁC MÓN DƯỚI ĐÂY MẸ SẼ KHÔNG PHẢI LO CHUYỆN HỌC HÀNH CỦA CON SAU NÀY NỮA NHÉ! ĐƠN GIẢN, BÉ THÔNG MINH RỒI HỌC…

9 lợi ích sức khỏe cực kỳ tuyệt diệu của CHANH DÂY đối với bà bầu, bố mua cho mẹ ăn ngay nào!

Bạn đang mang bầu và muốn thai nhi phát triển tốt nhất? Bạn muốn có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh để bảo vệ thai nhi? Hãy…

Những loại RAU CỦ bà bầu không nên ăn trong thai kỳ, các mẹ đọc kỹ để bảo vệ con!

Nhiều bà bầu mang thai lần đầu thực sự hoang mang trước quá nhiều thông tin về lợi ích và tác hại của một số loại rau…