Những khoản trợ cấp mẹ bầu không thể quên khi nghỉ thai sản, đừng để mất quyền lợi

Khi một trong hai trụ cột kinh tế của gia đình phải tạm ngưng làm việc để toàn tâm toàn ý sinh ra và chăm sóc cho cục cưng bé bỏng, vấn đề tài chính gia đình chắc chắn càng được quan tâm. Tất nhiên các đức ông chồng sẽ phải chăm chỉ hơn để lo cho vợ con, nhưng bên cạnh đó, trợ cấp thai sản có được sau khoảng thời gian miệt mài cống hiến của vợ cũng sẽ góp phần đỡ đần không ít.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Khi một trong hai trụ cột kinh tế của gia đình phải tạm ngưng làm việc để toàn tâm toàn ý sinh ra và chăm sóc cho cục cưng bé bỏng, vấn đề tài chính gia đình chắc chắn càng được quan tâm. Tất nhiên các đức ông chồng sẽ phải chăm chỉ hơn để lo cho vợ con, nhưng bên cạnh đó, trợ cấp thai sản có được sau khoảng thời gian miệt mài cống hiến của vợ cũng sẽ góp phần đỡ đần không ít.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lượm lặt luật về đây để nhà mình cùng nắm cũng như chia sẻ thêm để bảo đảm được quyền lợi của mình trong giai đoạn “nằm ổ” nhé:

Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội (BHXH) được sửa đổi bổ sung và có hiệu lực từ 1/5/2013, các mẹ làm việc trong điều kiện lao động bình thường sẽ được nghỉ 6 tháng và hưởng trợ cấp thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ, ngoài ra còn được trợ cấp một lần khi sinh con bằng hai tháng lương tối thiểu. Các khoản chi phí khám chữa bệnh, sinh con, theo quy định tại điều 22 Luật Bảo hiểm y tế, các mẹ cũng được bảo hiểm hỗ trợ đến 80%.

Các doanh nghiệp sẽ không trả lương cho người lao động đang trong thời gian nghỉ thai sản, thay vào đó, toàn bộ khoản tiền trợ cấp sẽ do do cơ quan BHXH chi trả. Trong trường hợp mẹ đã phục hồi công lực và được chủ doanh nghiệp chấp nhận để đi làm lại sau khi đã nghỉ ít nhất là 4 tháng (nhưng chưa đủ 6 tháng như tiêu chuẩn) thì ngoài tiền lương của những ngày làm việc do “sếp” trả, mẹ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản từ BHXH như quy định của pháp luật.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khi nào mẹ sẽ nhận được khoản tiền trợ cấp này? Điều đó phụ thuộc vào thời điểm mẹ cung cấp đủ giấy tờ liên quan cho doanh nghiệp, và doanh nghiệp hoàn tất hồ sơ gửi lên bảo hiểm xã hội. Theo quy định, trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ khi nhận được đủ giấy tờ hợp lệ, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ thai sản cho người lao động; và tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết toán trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do doanh nghiệp gửi lên. Trong trường hợp mẹ đã nghỉ việc và có đủ điều kiện nhận trợ cấp thì nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nơi trước đây doanh nghiệp đã đóng BHXH. Pháp luật không quy định rõ sau khi sinh bao lâu thì phải làm hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản, có những trường hợp làm sau khi sinh đến vài năm, tuy nhiên thực tế là làm càng sớm thì càng tốt.

Ngoài ra, sau 6 tháng quy định, nếu mẹ còn yếu thì sẽ được nghỉ thêm để bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe, với thời gian nghỉ từ 5-10 ngày/ năm, thực hiện trong vòng 60 ngày kể từ khi hết thời hạn nghỉ thai sản. Trong những ngày này, mẹ được nhận 25% lương tối thiểu chung/ ngày (nếu nghỉ tại gia đình), 40% lương tối thiểu chung/ ngày (nếu nghỉ tại cơ sở tập trung).

Cụ thể, năm 2016 thì các mẹ để ý đến 8 vấn đề quan trọng trong chế độ thai sản như sau:

Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực vào 1/1/2016 bổ sung rất nhiều chế độ thai sản cho người cha, người mang thai hộ và điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng thai sản linh hoạt hơn. Dưới đây là những thay đổi chính của chế độ thai sản mới của Luật Bảo hiểm xã hội.

1. Cha được nghỉ thai sản

Lao động nam đang đóng Bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con cũng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 5 đến 14 ngày.

Lao động nam được nghỉ 5 ngày làm việc nếu vợ sinh con. Nếu khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi được nghỉ 7 ngày làm việc.

Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc. Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

2. Thai sản cho người mang thai hộ

Trước Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, luật chưa có quy định chế độ thai sản cho người mang thai hộ nhưng từ 1/1/2016 khi Luật Bảo hiểm xã hội mới có hiệu lực thì chính sách này bắt đầu được áp dụng.

Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản về khám thai, sẩy thai, nạo hút, thai chết lưu, chế độ sinh con… từ thời điểm mang thai cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá 6 tháng.

Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Người mẹ nhờ mang thai hộ cũng được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

3. Chế độ thai sản sau sinh mà mẹ chết hoặc con chết

Thời gian hưởng chế độ nếu sau khi sinh con mà con chết được quy định là 4 tháng tính từ ngày sinh con nếu con dưới 2 tháng tuổi hoặc 2 tháng tính từ ngày con chết nếu con từ 2 tháng tuổi trở lên.

Về thời gian hưởng chế độ nếu sau khi sinh con mà mẹ chết, trước đây luật quy định thời gian hưởng là cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi. Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định thời gian hưởng chế độ thai sản trong trường hợp này là thời gian nghỉ thai sản còn lại của người mẹ.

Trường hợp mẹ không đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì cha, người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi con đủ 6 tháng tuổi. Nếu cha, người trực tiếp nuôi không nghỉ việc thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản với thời gian còn lại của mẹ theo quy định.

Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

4. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản

Thời gian hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sau thai sản được quy định là từ 5-10 ngày trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc (thay vì trong 1 năm như trước đây). Trường hợp, người lao động có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày được quy định chung là bằng 30% mức lương cơ sở. Trước đó, tỷ lệ này trong quy định cũ là 25% lương cơ sở nếu nghĩ dưỡng sức, phục hồi tại gia đình, 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi tại cơ sở tập trung.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

5. Đi làm trước hạn

Quy định mới về đi làm trước hạn nâng thời gian sau khi sinh con từ đủ 60 ngày trở lên tăng lên ít nhất 4 tháng. Luật mới quy định người nghỉ thai sản phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 6 tháng.

6. Chế độ sẩy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu

Trong trường hợp sẩy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, lao động nữ được nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi, nghỉ 20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi, nghỉ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi và nghỉ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

7. Chế độ thai sản khi nhận con nuôi

Thời gian nghỉ thai sản khi nhận con nuôi được điều chỉnh tho đến khi con đủ 4 tháng tuổi lên cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

8. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Trường hợp lao động nữ sinh con, mang thai hộ, nhờ mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hay nhận nuôi con nuôi thì được hưởng chế độ thai sản.

Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con mới được hưởng chế độ thai sản.

Lao động đủ điều kiện mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Luật Bảo hiểm xã hội còn bổ sung trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì khi vợ sinh con cha được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương cơ sở cho mỗi con

Theo myeva

Related Posts

Bà bầu NGHÉN càng NẶNG, con sinh ra càng khỏe mạnh thông minh – sự thật là gì?

Chúc mừng các bà bầu bị nghén nặng nha. Vì con sinh ra sẽ thông minh, khả năng ngôn ngữ tốt lại khỏe mạnh.Thank you for reading…

10 điều mọi ông chồng phải biết để không làm tổn thương vợ bầu

Có những thay đổi rất nhỏ trong cơ thể phụ nữ khi mang bầu nhưng các ông chồng vẫn cần phải biết để không vô tình làm…

Để sinh được con cho chồng, 9 tháng bầu bì em phải vật lộn khổ sở vậy đây, chồng ơi thương vợ!

Chúc mừng các mẹ đã thấy vạch hồng thứ hai căng đét trên que nhé!Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe! Nhiều người vẫn…

Tẩm bổ 10 món này thường xuyên trong thai kỳ, chất xám con sẽ cải thiện bất chấp di truyền

ĂN NHIỀU CÁC MÓN DƯỚI ĐÂY MẸ SẼ KHÔNG PHẢI LO CHUYỆN HỌC HÀNH CỦA CON SAU NÀY NỮA NHÉ! ĐƠN GIẢN, BÉ THÔNG MINH RỒI HỌC…

9 lợi ích sức khỏe cực kỳ tuyệt diệu của CHANH DÂY đối với bà bầu, bố mua cho mẹ ăn ngay nào!

Bạn đang mang bầu và muốn thai nhi phát triển tốt nhất? Bạn muốn có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh để bảo vệ thai nhi? Hãy…

Những loại RAU CỦ bà bầu không nên ăn trong thai kỳ, các mẹ đọc kỹ để bảo vệ con!

Nhiều bà bầu mang thai lần đầu thực sự hoang mang trước quá nhiều thông tin về lợi ích và tác hại của một số loại rau…