Trước đây, người ta cho rằng chỉ có người mẹ uống rượu trong thời gian mang thai mới gây ảnh hưởng đến đứa bé trong bụng, nhưng thực tế người bố uống rượu cũng làm tổn hại đến con mình tương tự như người mẹ uống rượu.
Một nghiên cứu khoa học mới nhất được công bố trên tạp chí American Journal gần đây, chỉ ra rằng người cha uống rượu gây ảnh hưởng đến bào thai trong bụng mẹ, tương tự như người mẹ uống rượu.
Mà em thấy kết luận từ nghiên cứu khoa học này đúng á các mẹ, người mẹ uống rượu khi mang thai thì ảnh hưởng trực tiếp đến con là điều không thể phủ nhận rồi, nhưng các ông chồng đừng tưởng mình vô can nha. Vì ngoài trứng của người vợ ra, thì còn tinh trùng của chồng nữa, tinh trùng bệnh tật, kém chất lượng thì không thể cho ra đời một đứa trẻ khỏe mạnh được.
Ở xóm nhà em đây, có một gia đình đông con, nhà đã nghèo còn đẻ lắm con, vấn đề kinh tế eo hẹp không lo đầy đủ cho con thì em không bàn tới rồi ha, mà ông chồng thì suốt ngày say xỉn, sáng là thấy cầm chai rượu tu rồi, đi muốn không nổi, sinh ra một đàn con nheo nhóc, ốm đói, mà không được một đứa nào nhìn sáng láng cả, giờ đọc được thông tin này em thấy quá đúng. Trước giờ phụ nữ toàn mang tiếng oan, cứ con đẻ ra không thông minh, không lanh lợi thì toàn đổ tội lên đầu người vợ, trong khi các ông không hề biết rằng thời điểm thụ thai, sức khỏe của người chồng, cùng với chất lượng tinh trùng cũng đóng góp một phần không hề nhỏ.
Đây, các mẹ hãy tag các ông chồng vào đọc cho thật kỹ thông tin khoa học này nha, để các ông biết mà có lối sống lành mạnh nếu muốn thụ thai và sinh con. Sau khi thụ thai rồi, vợ mang bầu rồi thì không phải các ông muốn làm gì thì làm, vì khi vợ mang bầu chồng hút thuốc lá cũng vô cùng nguy hiểm, vợ con hít hết chất độc hại chứ không phải các ông đâu. Vợ mang bầu mà có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, con cũng bị ảnh hưởng lắm, nên vợ mang bầu thì các ông chồng phải biết quan tâm, chăm sóc vợ, làm cho vợ vui, cười mỗi ngày nha.
“Theo nghiên cứu này, tinh trùng của đàn ông gây ra những rối loạn thai nhi do rượu (FASD). Trong số 100 trẻ sơ sinh thì sẽ có 1 bé bị ảnh hưởng. Điều này khiến cho những bé sơ sinh sinh ra trong trạng thái chậm phát triển về tâm thần, thể chất, và có những biểu hiện bất thường trên gương mặt.
Các nhà khoa học tìm thấy có sự liên kết giữa các dị tật bẩm sinh và thói quen uống rượu của một người cha xung quanh thời điểm thụ thai.
Tiếp xúc với rượu trước khi sinh là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây tổn thương não, khả năng tiếp thu, học hỏi, hành vi kém, và thậm chí có thể gây ra những vấn đề phạm pháp ở đứa trẻ trong tương lai’ GS Joanna Kitlinska, đến từ Đại học Georgetown (Mỹ) cho biết.
Giáo sư Kitlinska cũng cho biết thêm không chỉ chế độ dinh dưỡng, nội tiết tố và tâm lý của người mẹ ảnh hưởng rất nhiều trong việc làm thay đổi cấu trúc các cơ quan, phản ứng tế bào, biểu hiện gen ở thai nhi, mà ngay cả lối sống của người cha cũng tác động rất nhiều đến đứa trẻ sinh ra sau này.
Ví dụ, một đứa trẻ sơ sinh có thể được chẩn đoán mắc chứng rối loạn bào thai do rượu (FASD) mặc dù người mẹ không bao giờ uống rượu, thì có thể do lỗi của người cha.
Phát biểu trên tờ Metro, GS Kitlinska cho biết có đến 75% trẻ em bị chứng FASD có cha nghiện rượu, từ đó có thể thấy việc dùng bia rượu vào thời điểm thụ thai có tác động tiêu cực đối với con của họ.
Căn cứ vào những nghiên cứu được tiến hành trên cả người lẫn động vât, các nhà khoa học nhận thấy cha càng lớn tuổi, con dễ bị chứng tâm thân phân liệt, tự kỷ và những khuyết tật. Những khuyết tật này do biểu sinh – sự biến đổi ADN do các yếu tố môi trường như ăn uống, và có thể xảy ra trong chính thế hệ đó và truyền đến cả những thế hệ sau.
Ngoài ra, nếu cha bị béo phì theo dạng sinh học cũng được liên kết với rủi ro con cái họ có nhiều khả năng phát triển cùng một điều kiện, cũng như những thay đổi trong việc chuyển hóa, tiểu đường và ung thư não. Không chỉ vậy, stress của người cha cũng được chứng minh có liên quan đến đặc điểm hành vi khiếm khuyết của con.”
Theo webtretho