Làng bạch tạng: Nơi ẩn náu cho những số phận bị săn đuổi, xâm hại

Những người bạch tạng bị săn đuổi, giết hại dã man, thậm chí bị xâm hại vì tin rằng quan hệ với họ sẽ chữa được bệnh AIDS.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Tanzania, đất nước nằm ở bờ biển phía Đông châu Phi, là nơi có tỉ lệ người bị bạch tạng rất cao. Ở đây, những người bạch tạng phải đối mặt với sự kì thị của cộng đồng, thậm chí là nguy hiểm thường trực đe dọa đến tính mạng. Đặc biệt, tình trạng bắt cóc và buôn bán người bạch tạng hết sức man rợ ở Tanzania đang lên mức báo động.

Việc giết hại và buôn bán người bạch tạng bắt nguồn từ sự mê tín rằng các bộ phận cơ thể của họ mang một loại sức mạnh kì diệu, có thể chữa bách bệnh. Ở một số nơi, họ bị giết chết ngay khi mới sinh ra, bị trở thành vật hiến tế cho các nghi lễ cổ xưa, hoặc bị xâm hại bởi được tin rằng quan hệ với một người bạch tạng có thể chữa khỏi bệnh AIDS. Ngoài ra, người bạch tạng còn bị cộng đồng tẩy chay, hắt hủi vì cho rằng những “‘đứa con trắng” này đã bị ma quỷ nguyền rủa và sẽ mang lại điều xui xẻo nếu để họ ở gần.

20161002-104131-6_600x399
Bắt nguồn từ sự mê tín, người bạch tạng ở Tanazia bị giết hại dã man, trở thành vật hiến tế hoặc bị xâm hại chỉ vì được tin rằng quan hệ với một người bạch tạng có thể chữa khỏi bệnh AIDS.
20161002-104154-1_600x399
Cộng đồng hắt hủi, rẻ rúng người bạch tạng vì cho rằng họ bị ma quỷ nguyền rủa, sẽ mang lại xui xẻo khi đến gần.
20161002-104511-13_600x399
Những gia đình có con bị bệnh bạch tạng phải bỏ cả quê hương để chạy trốn và luôn trong trạng thái nơm nớp lo sợ.

Để không bị trở thành con mồi của những tên “thợ săn” khát máu, nhiều người bạch tạng đã phải bỏ cả gia đình để chạy trốn. Không chỉ vậy, những gia đình có con là bạch tạng cũng không tránh khỏi sự rẻ rúng của cộng đồng, đành dắt díu nhau rời bỏ quê hương, sống cảnh màn trời chiếu đất trong nơm nớp lo sợ. Chỉ vì mang một căn bệnh vô tội ở nơi kém hiểu bết mà họ đã trở thành người có tội.

May mắn thay, hiện nay chính phủ Tanzania đang tích cực nỗ lực xây dựng các khu trung tâm nhân đạo để bảo vệ những người bạch tạng. Điều kiện sinh hoạt khá ổn, họ được chăm sóc y tế thường xuyên và những “đứa trẻ trắng” được học hành đàng hoàng. Mặc dù cơ sở vật chất còn hạn chế, khó khăn nhiều thứ song ít nhất, người bạch tạng sống trong các trung tâm này đã có được nơi trú ẩn an toàn và tránh được những cái chết thảm khốc do sự mê tín và thiếu hiểu biết của cộng đồng.

20161002-104502-2_600x399
Cô Epafroida ước mơ trở thành chủ một doanh nghiệp dệt may. Điều này rất cần thiết vì người bạch tạng luôn cần nhiều quần áo hơn người bình thường.
20161002-104559-3_600x399
Da của người bạch tạng có rất ít hoặc không có melanin. Điều này khiến họ rất dễ bị tổn thương dưới ánh nắng mặt trời. Những đứa trẻ buộc phải đeo kính râm và mũ để bảo vệ mình.
20161002-104606-4_600x399
Chính phủ Tanzania thành lập các trung tâm cứu trợ đặc biệt cho người bị bạch tạng sau khi có quá nhiều người bị bắt cóc và giết hại. Có cả những người không bị bệnh nhưng vẫn sống ở đây cùng với các thành viên bạch tạng trong gia đình.
20161002-104610-5_600x399
Bác sĩ da liễu Luis Rios đang đo kích thước khối u bên tai cậu bé Dada Molel tại Trung tâm Da liễu ở Moshi, một trong số ít những nơi cung cấp trợ giúp về y tế cho người bạch tạng.
20161002-104614-7_600x399
Hadija đang bím tóc tóc Zawia dưới một bóng râm, nơi Zawia không phải đối mặt với những rủi ro của ánh nắng mặt trời.
20161002-104619-8_600x399
Baswira Ntotye ngồi trong phòng của mình để tránh ánh nắng mặt trời buổi trưa..
20161002-104625-9_600x399
Cô Grace Manyika đang kiểm tra các lọ sản phẩm trước khi gửi đến trung tâm phân phối tại Moshi.
20161002-104632-10_600x399
Thời gian tắm sẽ bắt đầu vào lúc hoàng hôn vì đây là thời điểm an toàn nhất trong ngày mà da của người bạch tạng không bị tổn thương bởi ánh nắng.
20161002-104640-11_600x399
Một người phụ nữ đang giúp cậu bé bôi kem Kilisun, kem chống nắng dành riêng cho những người bị bạch tạng.
20161002-104651-12_600x399
Aisha Adam là một trong số ít các trẻ em đang sống tại làng bạch tạng với gia đình gồm mẹ và ba anh em.
20161002-104700-14_600x399
Zawia biết nói tiếng Swahili, tiếng Anh và ngôn ngữ cử chỉ ước mơ trở thành giáo viên tại ngôi làng này, nơi đã cung cấp một chỗ trú ẩn an toàn cho cô.
20161002-104703-15_600x399
Những người phụ nữ bỏ quê hương để tìm đến trung tâm với đứa con mắc bệnh bạch tạng của họ khi bị cộng đồng kì thị, tẩy chay.
20161002-104707-16_600x399
Hai bác sĩ đang áp dụng phương pháp làm lạnh để điều trị tổn thương tiền ung thư cho một bệnh nhân bạch tạng 18 tuổi.
20161002-104711-17_600x399
Ở đây, trẻ em được đi học đàng hoàng và vô tư chơi đùa trong một môi trường không có kì thị hay các mối nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.
20161002-104716-18_600x399
Cơ sở vật chất ở các trung tâm này còn khá thiếu thốn và khó khăn…
20161002-104730-19_600x399
…nhưng ít nhất người bạch tạng ở đây đã có được nơi trú ẩn an toàn và tránh được những cái chết thảm khốc do sự mê tín và thiếu hiểu biết của cộng đồng.
20161002-104737-20_600x399
Cô bé Kelen, 11 tuổi rất thích được khiêu vũ trong khu phòng đang xây dở của trung tâm.

Hiện nay, theo ước tính của Hội Bạch tạng Tanazia, có khoảng 8.000 người bạch tạng sống trong các ngôi làng cứu trợ nhưng thực tế số người bạch tạng ở đất nước này còn cao hơn nhiều và tình trạng săn đuổi người bạch tạng vẫn còn diễn ra. Mặc dù Tanazia đã có những tiến bộ trong việc giải cứu người bạch tạng nhưng để chấm dứt hoàn toàn tình trạng săn đuổi này, đất nước cần phải có chính sách giáo dục rõ ràng, nâng cao ý thức, hiểu biết cho cộng đồng và biện pháp trừng phạt mạnh mẽ đối với hành động giết hại, săn đuổi người vô tội.

20161002-104745-21_600x399
Một người phụ nữ bạch tạng trùm khăn kín đầu để bảo vệ làn da mỏng manh trong lúc chờ đợi một bác sĩ tại Trung tâm Da liễu.
20161002-104748-22_600x399
Một bé gái đang xem lại tác phẩm nghệ thuật của mình.
20161002-104752-23_600x399
Theo ước tính của Hội Bạch tạng Tanazia, có khoảng 8.000 người bạch tạng sống trong các ngôi làng cứu trợ nhưng thực tế số người bạch tạng ở đất nước này còn cao hơn nhiều.
20161002-104756-24_600x399
Để chấm dứt hoàn toàn tình trạng săn đuổi người bạch tạng, Tanazia cần phải có chính sách giáo dục rõ ràng, nâng cao ý thức, hiểu biết cho cộng đồng…
20161002-104802-25_600x399
…và biện pháp trừng phạt mạnh mẽ đối với hành động giết hại, săn đuổi người vô tội.

(Ảnh: Ana Palacios)

Related Posts

Con rể bỏ quên bố vợ trên đường cao tốc, đi hơn 100 km mới nhớ ra quay lại đón

Bố vợ chưa kịp leo lên xe thì con rể đã phóng đi. Hậu quả là con rể bỏ quên bố vợ trên đường cao tốc, đi…

Người đàn ông kể việc xuyên thời không đến năm 2749, chứng kiến những điều khó tin sắp xảy ra trong tương lai

Bạn có tin vào sự tồn tại của những “du hành gia xuyên thời không” không? Đã từng có một người đàn ông tự nhận rằng mình…

18 ‘quái vật’ khổng lồ trong gần 30 năm qua, dụi mắt vài lần với muỗi to như tôm hùm…

Những năm gần đây, con người bắt được rất nhiều động vật khổng lồ. Nếu không bắt được những “quái vật” này, con người có thể không…

Đi xe đường núi ban đêm ngửi thấy mùi hương lạ, tài xế quát không được thắc mắc hay dừng lại

Nhiều người đi trên đoạn đường núi quanh co lúc nửa đêm thường hay gặp những sự tình kỳ lạ, ví như nhìn thấy những con chim…

Những loại rau củ quả mang hình dáng con người, nhạy cảm đến phát ngượng

Quả dâu tây hình “của quý”, củ cải hình phụ nữ gợi cảm và rất nhiều rau củ quả mang hình dáng giống bộ phận nhạy cảm…

Kỳ lạ: Tổ ấm 1 vợ – 5 chồng vẫn sống hạnh phúc

Người vợ trẻ sinh sống với 5 người chồng, cũng chính là 5 anh em ruột trong một gia đình. Họ hạnh phúc bên nhau và không…