Thật khó tin, vẻ đẹp mê hoặc của dòng ánh sáng màu xanh lấp lánh trải dài trên những mỏm đá xuống mặt biển, lại được tạo nên bởi những con tôm nhỏ bé.
Hình ảnh đẹp tựa trong tranh này được phát hiện lần đầu tiên bởi các thành viên của Tdub Photo. Đó được xem là một sự gặp gỡ tình cờ giữa người đi tìm cái đẹp và cái đẹp.
Năm 2015, Tdub Photo lên kế hoạch sẽ ghi lại khoảnh khắc đom đóm bay trên bãi biển về đêm. Thế nhưng tại đây, Trevor Williams và Johnathan Galione đã bắt gặp một hình ảnh chưa từng thấy trong sự nghiệp nhiếp ảnh, khiến họ khô ng thể rời mắt mà phải lập tức dùng máy tác nghiệp.
Qua hình ảnh, bạn có thể phần nào cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời như tranh vẽ, những dòng ánh sáng màu xanh chảy dài từ mỏm đá xuống mặt biển, trông thật lạ lẫm và hiếm có. Điều đó, đã thúc đẩy những nhiếp ảnh gia của Tdub Photo phải thực hiện một bộ ảnh thật đẹp về mỏm đá biết khóc và có nước mắt màu xanh này.
Họ đã lập ra một kịch bản khá chi tiết va tỉ mỉ. Ở đó, mỗi bức ảnh sẽ thể hiện một cách sinh động và rõ nét nhất từng bước tạo nên bộ ảnh “Hòn đá rơi lệ”. Đặc biệt, bộ ảnh này còn bao gồm cả những chỉ dẫn để có thể bắt và thả những con tôm kì lạ về với ngôi nhà lớn của nó.
Theo đó, các nhiếp ảnh hướng dẫn người xem cách bắt tôm bằng vật chưa có nắp đậy. Cụ thể, họ đã sử dụng một chiếc bình chứa có dung tích 8 lít, đục lỗ ở hai đầu, cho mồi nhử vào bên trong và thả xuống dọc bờ biển. Mất 40 phút để những chú tôm bơi vào bình và chúng sẽ được thả nhẹ nhàng trên bãi cát.
Và như bạn thấy đây, bờ cát dọc bãi biển và những mỏm đá, tất cả đều trở nên lung linh, huyền ảo, tạo cho người xem một sự hưng phấn thị giác mạnh mẽ. Bãi biển như bị ai đánh rơi hàng nghìn viên kim cương quý giá. Một thứ ánh sáng lấp lánh mê hoặc đến có tả. Còn trên những mỏm đá, dải ánh sáng đổ xuống như thác nước huyền bí. Cảnh đẹp như thế, chắc hẳn ai cũng sẽ phải nao lòng!
Được biết, loài tôm kì lạ có thể phát ra ánh sáng này có tên khoa học là Vargula Hilgendorfii. Nhưng người dân ở đây lại gọi chúng bằng cái tên gần gũi hơn là Unmihotaru (đom đóm biển).
Đặc tính của loài “đom đóm biển” này là sống ở vùng nước nông sát bờ biển và kiếm ăn bằng cách bơi xung quanh khu vực mỗi khi thủy triều lên hay rút. Chúng có khả năng phát sáng khoảng 20 -30 phút và lặp lại quá trình phát quanh sinh học khi được tiếp xúc với nước biển.
Sau khi tác nghiệp, các nhiếp ảnh gia luôn đảm bảo rằng đã trả lại môi trường sống an toàn ban đầu của tôm. Đồng thời, họ cũng không quên đưa chúng về với đại dương để tiếp tục “phát sáng” cho đời.