Phát hiện thai nhi bị dây rốn quấn cổ nên làm gì đầu tiên?

Phát hiện thai nhi bị dây rốn quấn cổ nên làm gì đầu tiên? Chiều dài trung bình của dây rốn khoảng 56cm. Một số trường hợp, dây rốn có thể dài – ngắn hơn đôi chút. Ngoài chức năng cung cấp oxy và dinh dưỡng, dây rốn còn truyền cả chất kháng sinh khi người mẹ dùng kháng sinh vào cơ thể của bé. Bởi vì, kháng sinh sẽ ngấm vào mạch máu của mẹ. Dây rốn vận chuyển các mạch máu có chứa kháng sinh từ mẹ tới bào thai. Đồng thời, dây rốn còn nhận những chất đào thải từ bào thai ra nhau thai. Đó là lý do các mạch máu bên trong bào thai luôn giàu oxy, dinh dưỡng và sạch khuẩn….

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Hiện tượng dây rốn quấn cổ ở thai nhi với biện pháp khắc phục mà mẹ bầu cần biết chính là một trong những nội dung quan trọng được cung cấp đầy đủ trong bài viết này nhằm mang tới một kiến thức mang thai hữu ích nhất dành cho các sản phụ. Thông thường dây rốn nằm tự do lơ lững phía trên thai nhi, tuy nhiên ở vào một vài trường hợp không may khi chuyển động trong bụng mẹ dây rốn quấn cổ thai nhi. Điều này khiến bé không thể nhận tốt nguồn oxi cũng như chất dinh dưỡng từ nhau thai của người mẹ, khiến quá trình thực hiện bài tiết ra nhau thai qua dây rốn chậm chạp và khó khăn hơn, nguy hiểm hơn là có thể khiến thai nhi bị tử vong bất cứ lúc nào. Vậy hiện tượng này sẽ diễn ra như thế nào, nguyên nhân do đâu và làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ?

Ảnh Internet

Hiện tượng dây rốn quấn cổ ở thai nhi là gì?

Một đầu của dây rốn nối với nhau thai, nhau thai lại được gắn vào thành tử cung. Đầu còn lại của dây rốn nối với bào thai thông qua một lỗ nhỏ trên bụng bào thai, sau này hoàn thiện thành rốn. Khi sinh nở, bác sĩ sẽ tiến hành cắt dây rốn cho bé. Đầu dây rốn bị cắt gần sát với bụng của bé, gọi là cuống rốn. Cuống rốn khô và rụng hẳn trong vòng 10-21 ngày sau khi bé chào đời. sinh con năm 2017 tháng nào tốt? Sinh con năm 2018 có tốt không? đặt tên con 2017.

Chiều dài trung bình của dây rốn khoảng 56cm. Một số trường hợp, dây rốn có thể dài – ngắn hơn đôi chút. Ngoài chức năng cung cấp oxy và dinh dưỡng, dây rốn còn truyền cả chất kháng sinh khi người mẹ dùng kháng sinh vào cơ thể của bé. Bởi vì, kháng sinh sẽ ngấm vào mạch máu của mẹ. Dây rốn vận chuyển các mạch máu có chứa kháng sinh từ mẹ tới bào thai. Đồng thời, dây rốn còn nhận những chất đào thải từ bào thai ra nhau thai. Đó là lý do các mạch máu bên trong bào thai luôn giàu oxy, dinh dưỡng và sạch khuẩn.

Dây rốn quấn cổ thai nhi(hay còn gọi là tràng hoa quấn quanh cổ thai nhi) là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hoặc nhiều vòng.

Vì sao lại xảy ra hiện tượng thai nhi bị dây rốn quấn cổ?

Thai nhi ở trong bụng mẹ không ổn định. Chúng luôn lăn tròn và vận động thường xuyên trong không gian bé nhỏ là tử cung của mẹ. Tuy nhiên, mỗi bé lại có đặc điểm và hành động khác nhau. Một số thì tương đối nhẹ nhàng, trong khi đó một số lại vận động nhiều như một vận động viên thể thao. Hoạt động của bé trong tử cung của mẹ như duỗi chân tay, quay một vòng tròn… có thể dẫn đến sự vướng víu. Sự vướng víu của dây rốn có liên quan tới cả độ dài dây rốn, khối lượng nước ối…

Ngoài ra, sự vận động của mẹ cũng ảnh hưởng không ít. Lao động quá sức sẽ khiến đầu thai nhi có xu hướng xoay xuống, sẽ dẫn đến dây rốn cuộn xung quanh ban đầu lỏng, sau dần dần thắt chặt.

Làm thế nào để phát hiện sớm hiện tượng thai nhi bị dây rốn quấn cổ?

Chỉ có siêu âm mới phát hiện chính xác thai nhi bị day rốn quấn cổ. Hiện tượng này thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ. Một số trường hợp phát hiện dây rốn quấn cổ vào tháng thứ 5-6. Vì vậy các mẹ nên đi khám thai định kỳ theo hướng dẫn của Bác sĩ.

Ngoài ra, thai máy bất thường có thể cũng là dấu hiệu của dây rốn quấn cổ. Nhiều trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn chặt gây thiếu oxy, khó thở, thai sẽ đạp nhiều và bất thường hơn.
Những trường hợp dây rốn dài hơn thai nhi hoặc thai nhỏ, ối nhiều cũng có xác suất bị quấn cổ nhiều hơn.

Dây rốn quấn cổ thai nhi có thể gây nguy hiểm như thế nào?

Đối với thai nhi

Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị cản trở. Bởi thế, bé sơ sinh có nguy cơ nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong trong bụng mẹ.. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, gần 30% thai nhi có dây rốn nằm ở vùng cổ, một số trường hợp sẽ tự tháo khi em bé chuyển động trong bụng mẹ, số khác tồn tại cho đến lúc sinh. Đây là tình trạng không đáng quan ngại và không phải chỉ định mổ lấy thai. Chỉ một vài trường hợp rất dây rốn quấn cổ gây nguy hiểm cho em bé nhưng rất hiếm gặp. Để biết thai nhi có ổn hay không, có thể xác định bằng lượng máu đi qua dây rốn”.

Nguy cơ khi vượt cạn

Khi người mẹ chuyển dạ, dây rốn quấn có thể khiến thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài. Vì thế, nếu siêu âm xác định dây rốn quấn cổ, người mẹ cần đến bác sĩ theo dõi thai chặt chẽ theo lịch hẹn định kỳ.

Nguy cơ với bé sau khi chào đời

Nếu được bác sĩ xử lý kịp thời thì các trường hợp tràng hoa quấn cổ không gây nguy hiểm cho bé sơ sinh. Tuy nhiên, nếu dây rốn quấn chặt thì bé có thể bị thiếu oxy. Do đó đối với những bé bị tràng hoa quấn cổ, sau khi sinh nếu mẹ phát hiện thấy bé sơ sinh có dấu hiệu co giật, chân tay run thì cần đưa bé đi khám ngay

Bé có thể tự tháo dây rốn quấn cổ?

Một số trường hợp thai ở tuần 18-25 bị dây rốn quấn cổ rồi sau đó tự trở lại bình thường
Một số trường hợp, thai nhi càng lớn, do cử động nhiều nên bị dây rốn quấn thêm một vài vòng. Khi ấy, sẽ không có cách nào để gỡ dây rốn. Bởi thế, người mẹ cần theo dõi cử động của thai. Nếu thai đột ngột đạp mạnh hoặc đạp quá yếu thì cần nhập viện kiểm tra ngay.

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ thì liệu rằng người mẹ có thực hiện sinh thường được hay không?

Tùy vào trường hợp cụ thể mà bác sĩ chỉ định có nên mổ hay không. Thông thường với các trường hợp thai nhi và mẹ khỏe mạnh hoặc dây rốn quấn cổ ít (một vòng) bác sĩ có thể chỉ định sinh thường. Và trong hầu hết các trường hợp, thai nhi sinh ra đều khỏe mạnh.

Làm thế nào để tránh tình trạng em bé bị dây rốn quấn quanh cổ?

Chế độ ăn uống đúng

Ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, tránh thuốc lá, rượu hay thực phẩm gây kích thích mạnh. Tránh ăn những thực phẩm chưa được nấu chín.

Tập thể dục thích hợp

Lựa chọn các vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội… Không nên lựa chọn một bài tập vất vả, đồng thời cũng nên tránh các môn thể thao trong môi trường quá ồn ào.

Sinh hoạt điều độ

Cuộc sống cần được tôn trọng đúng quy luật. Thai phụ cần nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, không thức đêm gây ra tình trạng quá căng thẳng hay mệt mỏi.

Chăm sóc trước sinh thích hợp

Trong quá trình chăm sóc trước khi sinh, thai phụ nên lựa chọn những giai điệu âm nhạc nhẹ nhàng, nhịp điệu không quá mạnh, âm thanh không quá lớn, thời gian cũng không quá dài.

Xem thêm: Anh em mình cùng giảm mỡ nào!!!

Related Posts

Bà bầu NGHÉN càng NẶNG, con sinh ra càng khỏe mạnh thông minh – sự thật là gì?

Chúc mừng các bà bầu bị nghén nặng nha. Vì con sinh ra sẽ thông minh, khả năng ngôn ngữ tốt lại khỏe mạnh.Thank you for reading…

10 điều mọi ông chồng phải biết để không làm tổn thương vợ bầu

Có những thay đổi rất nhỏ trong cơ thể phụ nữ khi mang bầu nhưng các ông chồng vẫn cần phải biết để không vô tình làm…

Để sinh được con cho chồng, 9 tháng bầu bì em phải vật lộn khổ sở vậy đây, chồng ơi thương vợ!

Chúc mừng các mẹ đã thấy vạch hồng thứ hai căng đét trên que nhé!Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe! Nhiều người vẫn…

Tẩm bổ 10 món này thường xuyên trong thai kỳ, chất xám con sẽ cải thiện bất chấp di truyền

ĂN NHIỀU CÁC MÓN DƯỚI ĐÂY MẸ SẼ KHÔNG PHẢI LO CHUYỆN HỌC HÀNH CỦA CON SAU NÀY NỮA NHÉ! ĐƠN GIẢN, BÉ THÔNG MINH RỒI HỌC…

9 lợi ích sức khỏe cực kỳ tuyệt diệu của CHANH DÂY đối với bà bầu, bố mua cho mẹ ăn ngay nào!

Bạn đang mang bầu và muốn thai nhi phát triển tốt nhất? Bạn muốn có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh để bảo vệ thai nhi? Hãy…

Những loại RAU CỦ bà bầu không nên ăn trong thai kỳ, các mẹ đọc kỹ để bảo vệ con!

Nhiều bà bầu mang thai lần đầu thực sự hoang mang trước quá nhiều thông tin về lợi ích và tác hại của một số loại rau…