Nếu không ăn loại quả này khi mang thai và sau sinh thì đó chính là sai lầm lớn nhất của người mẹ.
Sung có tên khoa học là Ficus glomerata, thuộc họ dâu tằm (Moraceae), được con người trồng từ hàng ngàn năm nay tại các vùng Địa Trung Hải, đảo Antilles, Ấn Độ Dương… Hoa và quả sung thuộc một dạng rất đặc biệt: sung là một quả giả. Trước khi thành quả, sung là một túi chứa vô số các hoa nhỏ lưỡng tính mà chúng có thể thụ tinh không cần sự can thiệp bên ngoài.
Sung chứa lượng kali cao, giúp kiểm soát huyết áp. Do đó, bà bầu ăn quả sung giúp ngăn chặn tăng huyết áp liên quan tới tiền sản giật – một dấu hiệu rất nguy hiểm khi mang thai.
Sung dồi dào lượng chất xơ, giúp giảm bớt táo bón – rắc rối phổ biến nhất trong thời kỳ mang thai. Enzyme proteolytic trong sung hỗ trợ hệ tiêu hoá cho người mẹ. Chất kiềm trong sung giúp kiềm chế cảm giác thèm ăn trong thời kỳ mang thai. Điều này giúp mẹ có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế thừa cân, béo phì.
Mẹ bầu có thể áp dụng một số bài thuốc từ quả sung như:
Chữa táo bón
Sắc 9g quả sung tươi lấy nước uống hàng ngày. Mẹ cũng có thể ăn 3-5 quả .
Mẹ có thể chế biến món ăn với quả sung như hầm nhừ quả sung bổ đôi với ruột lợn già để ăn.
Sản phụ thiếu sữa
Đem hầm 120g sung tươi với 500g móng lợn, nêm nếm vừa miệng để dùng. Món ăn này rất tốt cho sản phụ suy nhược, không có sữa.
Sưng vú ở sản phụ
Mẹ rửa sạch bầu vú và dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi sưng đỏ khi đã lau sạch, bôi nhiều lần trong ngày. Mẹ cũng có thể giã nhựa sung với lá non và đắp lên chỗ đau mỗi ngày 1 lần. Tuy nhiên mẹ nên tránh bôi lên đầu vú.
Nguồn: Feedy
Xem thêm: CSGT nổ súng bắn chỉ thiên ngăn chặn đối tượng cầm dao chém CSGT.