Bữa cơm sẽ ngon miệng hơn nhờ có một chén cà, chén sung muối hoặc dĩa kim chi… Cay cay chua chua rất ngon cơm đó.
1. Cách muối cà pháo dầm tỏi ớt
Nguyên liệu:
– Cà pháo: 1kg (các bạn nên lựa chọn cà không quá non hoặc quá già, cà trắng hoặc cà tím đều ngon)
– Ớt, nước mắm, đường, dấm táo, 3 củ tỏi.
Cách làm:
Mua cà về rửa sạch, bổ đôi, ngâm trong nước muối pha loãng cho cà không bị thâm và ra nhựa. Ngâm cà khoảng 1h nếu thấy cà se mặt lại thì vớt ra để ráo nước.
Tiếp theo để cách muối cà pháo dầm tỏi ớt được ngon các bạn bóc vỏ tỏi, ớt rửa sạch. Cho 3 củ tỏi đã bóc vỏ cùng với 2 lạng ớt (các bạn gia giảm cho phù hợp với khẩu vị của từng người), 10 muỗng đường vào cối giã nhuyễn thành hỗn hợp sền sệt. Tiếp tục cho vào hỗn hợp trên 2 đến 3 muỗng nhỏ nước mắm, 3 muỗng dấm, khuấy cho đều. Chúng ta thu được hỗn hợp nước sốt sánh nhuyễn, nêm nếm lại hỗn hợp có vị chua ngọt mặn và cay nồng.
Cho hỗn hợp vừa trộn vào cùng với cà trong một chiếc thau hoặc bát to, trộn thật kỹ các thành phần với nhau. Các bạn nên dùng tay và có đeo bao tay như vậy sẽ dễ trộn hơn.
Bước cuối cùng của cách muối cà: Trộn xong các bạn cho cà vào lọ hoặc tô, đậy nắp lại khoảng 2-3 giờ rồi cất vào tủ lạnh để khoảng nửa ngày là có thể ăn được.
Chỉ vài bước đơn giản là các bạn đã có hũ cà thơm ngon ứa nước miếng rồi.
2. Cách muối sung
Nguyên liệu:
– Đường: 30g, muối tinh: 50g, tỏi, ớt, riềng tươi;
– Nước: 1 lít;
– Quả sung: 1kg (nên chọn sung nếp là ngon nhất, khi bổ ra có ruột màu tím hồng, hoặc mau sung xanh có cuống bám chùm thì quả sẽ tươi ngon hơn);
– Vại, hũ hoặc lọ thủy tinh.
Cách làm:
Sung bỏ cuống, giống với cách muối cà nếu bạn muốn ăn ngay thì có thể bổ đôi hoặc để nguyên cả quả rồi đem ngâm 30 phút trong chậu nước có pha dấm loãng hoặc muối làm như vậy sung sẽ trắng không bị thâm và chát.
Tiếp tục cho đường muối, nước vào đun sôi đẻ nguội khoảng 30 độ (đường muối các bạn tự gia giảm cho vừa miệng). Bóc tỏi đập dập, riềng giã nhỏ, cắt ớt.
Sung ngâm trong chậu nước vớt ra để ráo nước, cho vào lọ thủy tinh hoặc vại sau đó cho tiếp ớt, giềng, tỏi giã nhỏ vào. Tiếp tục cho nước muối đường vào. Khác với công thức cách muối cà trên muối sung các bạn phải nèn bằng nẹp tre hoặc bạn có thể đổ một chút nước vào một túi bóng kính sạch rồi buộc đầu túi lại đặt vào trong lọ sao cho sung chìm hoàn toàn trong nước.
Muối như vậy trong hai tới ba ngày là các bạn đã có món sung muối chua rất ngon rồi.
3. Cách làm kim chi
Nguyên liệu:
– Cải thảo tươi: 2.5kg;
– Củ cải trắng: 0.5kg;
– Nước tinh khiết
– Gừng băm nhỏ: 1 bát;
– Bát con tỏi băm: 1 bát;
– Nước mắm ngon: 2 thìa;
– Táo xanh: ½ quả, cà rốt;
– Muối trắng: 0.5kg;
– Hành lá
– Ớt bột Hàn Quốc: ½ cốc;
– Bột nếp: 1 chén;
– Đường: 15g.
Cách làm:
Tách thành từng lá cải thảo rồi sửa sạch thái khúc dài khoảng 4-5cm, rộng 3cm. Muối trắng đã chuẩn bị đổ vào cải thảo và trộn đều tay sau đó để khoảng 2 giờ.
Thái sợi cà rốt và củ cải để riêng.
Chuẩn bị phần gia vị ướp kim chi. Hòa bột nếp với nước quấy ở lửa vừa cho đến khi trở thành hỗn hợp dạng hồ.
Trộn hỗn hợp hồ bột nếp với gừng tỏi băm nhỏ, đường và nước mắm. Các bạn có thể cho vào máy xay xay nhuyễn rồi trộn cùng ớt bột Hàn Quốc.
Rửa sạch hẹ cắt khúc, tỏi tây tách riêng phần trắng cắt xéo, Cắt nhỏ táo xanht rộn chung vơi gia vị ướp kim chi.
Cải thảo ngâm đủ 2 tiếng lấy ra vắt bớt cho đỡ mặn rồi trộn cùng với cà rốt, cải trắng và gia vị ướp. Xếp cải thảo vào hộp để như vậy khoảng 1 tuần là có thể thưởng thức được rồi.
ới các cách muối cà, sung, kim chi trên bữa cơm gia đình bạn sẽ ngon miệng và bớt ngấy hơn.
Theo webtretho