Sự hiểu biết của người Trung Quốc về cơ thể con người
Theo thuyết Ngũ hành, mọi việc trên thế giới diễn ra bởi sự tương tác và sự kết hợp với nhau của Ngũ hành (tương sinh tương khắc). Theo một chương về triều đại nhà Trịnh trong Quách Du (hay Bát Quốc của Tả Khâu kể về lịch sử của các triều Chu, Lỗ, Tề, Tấn, Trịnh, Sở, Ngô và Việt) thì “sự kết hợp khác nhau của thổ, kim, mộc, thủy và hỏa hình thành mọi thứ trên thế gian.” Trong chương “Hồng Phương” của sách Thượng Thư, ngũ hành ngụ ý là kim, mộc, thủy, hỏa, và thổ.
Thủy (nước) tương ứng với độ ẩm và hướng xuống. Hỏa (lửa) tương ứng với [ngọn lửa] cháy và hướng lên trên. Mộc (gỗ) thì hoặc cong hoặc thẳng. Kim loại thì không ổn định nếu bị nung bởi lửa. Thổ (đất) thì không thể thiếu đối với nông nghiệp. Nước trở nên mặn khi đi xuống dưới. Lửa trở nên đắng khi cháy lên trên. Gỗ có thể trở nên chua (có tính axit) khi nó thay đổi hình dạng. Kim loại có thể trở nên có gia vị (cay) khi nó không bền. Đất có thể trở nên ngọt khi được dùng cho nông nghiệp.” Những ghi chép lịch sử này mô tả mối quan hệ giữa ngũ hành và ngũ vị (mặn, đắng, chua, cay, và ngọt).
Các đặc tính kết hợp
Y học cổ truyền Trung Quốc kết hợp các đặc tính của ngũ hành với ngũ tạng của người: Mộc (gỗ) thì linh hoạt và phẳng. Gan tương ứng với mộc. Gan không thích chất hôi, và thải chúng ra khỏi cơ thể người. Hỏa thì đi lên và nóng. Tim tương ứng với hỏa. Trái tim là mặt trời của cơ thể người và làm ấm toàn bộ cơ thể. Ngọn lửa của trái tim cũng hướng lên trên. Thổ (đất) có phổ biến trong tự nhiên. Đất sản sinh ra tất cả. Lá lách tương ứng với thổ. Lá lách giúp tiêu hóa, vận chuyển dinh dưỡng và nuôi dưỡng tất cả các cơ quan nội tạng, tứ chi, và xương. Lá lách cũng là nguồn gốc của khí và máu trong cơ thể người. Kim thì mát mẻ. Phổi có chức năng tương tự với kim loại.Phổi giúp cơ thể người giữ được mát mẻ. Nước [có chức năng] nuôi dưỡng và đi xuống. Thận tương ứng với thủy. Thận xả chất thải xuống dưới và lưu trữ những tinh chất cho cơ thể.
Theo thuyết ngũ hành, thì chúng (ngũ hành) là tương sinh (sinh ra nhau), tương khắc (khắc chế nhau), tương thừa (thừa thế lấn át), và tương vũ (khinh nhờn). Nói cách khác, ngũ hành tương sinh và tương khắc với nhau (hỗ trợ lẫn nhau và đồng thời kiềm chế lẫn nhau). Trình tự tương sinh giữa ngũ hành là: Mộc sinh hỏa. Hỏa sinh thổ. Thổ sinh kim. Kim sinh thủy. Thủy sinh mộc. Trình tự của tương khắc của ngũ hành là: Mộc khắc thổ. Thổ khắc thủy. Thủy khắc hỏa. Hỏa khắc kim. Kim khắc mộc. Vượt quá hoặc thiếu đi quan hệ tương sinh và tương khắc sẽ phá vỡ sự cân bằng giữa ngũ hành, mà cho kết quả tương ứng hoặc là cùng phát triển hoặc cùng tiêu hủy. Ví dụ, nếu mộc hoạt động quá mức và kim không khắc được mộc, thì thổ trở nên yếu hơn. Điều này sẽ được gọi là mộc tương thừa và thổ tương vũ (bị khinh nhờn) (bình thường thì mộc khắc thổ, trong trường hợp mộc quá mạnh sẽ trấn áp thổ).
Lấy một ví dụ khác, bình thường thì thủy khắc hỏa, tuy nhiên, nếu thủy bị thiếu hụt, hỏa thì cực kỳ mạnh mẽ, và thủy sẽ không khắc chế được hỏa. Thay vào đó, lửa (hỏa) sẽ làm khô hết nước (thủy). Điều này được gọi là hỏa chống lại thủy hay hỏa khinh nhờn thủy. Không thể có tương sinh mà không có tương khắc để cân bằng ngũ hành. Nếu không có tương sinh, không có gì trên thế giới được sinh sản hay phát triển. Nếu không có tương khắc, mọi thứ sẽ phát triển không tương xứng, do đó, sẽ phá hoại sự cân bằng bình thường của thế giới. Cân bằng động của tương sinh và tương khắc giữa ngũ hành là chìa khóa cho sự phát triển bình thường của thế giới.
Tương sinh và tương khắc
Các nguyên tắc tương sinh và tương khắc được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Trung Quốc để giải thích mối tương quan giữa năm cơ quan nội tạng (ngũ tạng), các hiệu ứng bệnh lý của chúng với nhau, cũng như các chẩn đoán và điều trị y tế tương ứng.
Mối tương quan nuôi dưỡng giữa năm cơ quan nội tạng là thể hiện nguyên lý tương sinh của thuyết ngũ hành. Ví dụ, thận (thủy) lưu trữ những tinh chất. Gan (mộc) lưu trữ máu. Các tinh chất trong thận có thể nuôi dưỡng máu trong gan. Nói cách khác, những tinh chất của thận nuôi dưỡng gan. Đây là ví dụ mà thủy sinh mộc trong cơ thể người. Gan (gỗ) lưu trữ máu. Tim (hỏa) quản lý việc lưu thông máu. Máu trữ trong gan và sự điều chỉnh bình thường số lượng lưu thông của máu giúp động mạch của tim hoạt động bình thường. Nói cách khác, gan nuôi dưỡng tim. Đây là một ví dụ mộc sinh hỏa trong cơ thể người. Tim (hỏa) điều khiển việc lưu thông máu, và cũng [điều khiển] ý thức của người. Lá lách (thổ) điều khiển sự hấp thu các chất dinh dưỡng, đó là nguồn gốc của năng lượng và máu. Lá lách cũng điều khiển máu. Hơi nóng của tim làm ấm lá lách. Nếu tim điều khiển việc lưu thông máu tốt thì máu có thể nuôi dưỡng lá lách, giúp lá lách tạo ra máu và kiểm soát máu được tốt.
Nói cách khác, hỏa trong tim làm ấm thổ trong lá lách. Đây là ví dụ hỏa sinh thổ trong cơ thể người. Lá lách (thổ) vận chuyển các chất để tăng khí nhằm nuôi dưỡng phổi, và giúp khí duy trì sự kiểm soát phổi. Nói cách khác, khí của lá lách nuôi dưỡng khí của phổi. Đây là ví dụ thổ sinh kim trong cơ thể người. Phổi (kim) điều khiển khí và thải chất thải tra khỏi cơ thể người. Thận (thủy) lưu trữ các chất và thu [hút] khí. Khí được tinh lọc của phổi sẽ giúp thu [hút] khí và lưu trữ các chất trong thận. Khi khí của phổi được tinh lọc và sạch sẽ, nó giúp thận kiểm soát nước. Nói cách khác, kim trong phổi sinh nước trong thận. Đây là ví dụ kim sinh thủy trong cơ thể người.
Tương tự, quan hệ tương khắc trong ngũ hành cũng áp dụng cho ngũ tạng. Ví dụ sau đây là về kim khắc mộc trong cơ thể người, nếu phổi (kim) thanh lọc khí, sau đó bộ máy khí sẽ chạy thông suốt trong cơ thể người, kiềm chế gan (mộc) không cho hoạt động quá mức. Khi gan (mộc) hoạt động tốt, nó làm thông thoáng lá lách (thổ). Còn đây là ví dụ về mộc khắc thổ. hoạt động thông suốt của lá lách (thổ) sẽ kiềm chế thận (thủy) hoạt động quá mức. Đây là ví dụ về thổ khắc thủy. Chất dinh dưỡng của thận (thủy) ngăn không cho sức nóng trong tim (hỏa) trở nên quá lớn. Đây là ví dụ thủy khắc hỏa. Sức nóng của tim (hỏa) kiềm chế phổi (kim) hoạt động quá mức trong quá trình thanh lọc. Đây là ví dụ hỏa khắc kim.
Các hiệu ứng bệnh lý
Tương sinh và tương khắc trong ngũ hành cũng có thể được áp dụng để giải thích các hiệu ứng bệnh lý giữa ngũ tạng. Ví dụ, bệnh gan có thể lây nhiễm sang lá lách. Đây là ví dụ thổ sinh mộc. Bệnh lá lách có thể ảnh hưởng đến gan. Đây là ví dụ mộc khắc thổ. Bệnh gan ảnh hưởng đến lá lách và ngược lại. Đây là ví dụ mà mộc yếu làm thổ suy yếu, và ngược lại, thổ yếu làm suy yếu mộc. Bệnh gan cũng có thể lây nhiễm sang tim. Đây là ví dụ bệnh tật của mẹ gây ảnh hưởng đến đứa trẻ. Ví dụ mộc khắc kim là khi bệnh của gan ảnh hưởng đến phổi. Nếu bệnh gan ảnh hưởng đến thận, thì đó là ví dụ khi bệnh của trẻ em nhiễm vào người mẹ. Các bệnh khác của các cơ quan nội tạng cũng theo các nguyên lý của thuyết ngũ hành. Chúng ta có thể sử dụng nguyên lý tương sinh và tương khắc trong ngũ hành để giải thích các ảnh hưởng bệnh của một cơ quan này lên các cơ quan khác.
Thuyết ngũ hành đối với các chẩn đoán lâm sàng và điều trị làm chỉ đạo trong Y học cổ truyền Trung Quốc.Ví dụ, chúng ta biết mộc khắc thổ, gan tương ứng với mộc, lá lách tương ứng với thổ. Như vậy gan khắc lá lách. Khi chúng ta chữa trị lá lách, nó có tác dụng (ảnh hưởng) chữa bệnh cho cả gan và lá lách. Vì vậy, việc điều trị lá lách minh họa nguyên lý “sinh thổ để khắc mộc” Hơn nữa, gan tương ứng với màu xanh lá cây, và chua. Nếu bệnh nhân có da màu xanh và có xu hướng với thức ăn chua, gần như có thể chắc chắn rằng bệnh nhân này đang có vấn đề về gan. Có vô số ví dụ để minh họa cho thuyết ngũ hành. Người ta có áp dụng chúng một cách thành công trong Y học cổ truyền Trung Hoa. Nói chung, Y học cổ truyền Trung Hoa có liên quan chặt chẽ với thuyết ngũ hành khi chẩn đoán y tế và định ra phương pháp điều trị và thuốc men.
Mối quan hệ tương sinh tương khắc giữa ngũ hành cũng có thể được áp dụng cho các ảnh hưởng bệnh lý về cảm xúc lên năm cơ quan nội tạng. Theo Su Wen, sách Y học cổ truyền Trung Hoa, “Giận làm hại gan; buồn thì kiềm chế sự tức giận.” “Mừng làm hại tim, trong khi lo sợ khắc chế được vui mừng.” “Suy nghĩ quá nhiều làm hại lá lách, trong khi cơn giận ngăn chặn suy nghĩ.” “Buồn làm hại phổi, trong khi vui mừng khắc chế được lo lắng.” “Sợ hãi làm hại thận, trong khi suy tư ức chế nỗi sợ hãi.” Nói cách khác, nguyên lý tương khắc giữa ngũ hành có thể được dùng để điều trị rối loạn tâm thần.
Tiểu vũ trụ
Cơ thể con người là một tiểu vũ trụ. Giống như vạn vật trong vũ trụ, ngũ tạng tương sinh và tương khắc với nhau, giữ môi trường bên trong cân bằng và ổn định. Thuyết ngũ hành mô tả một cách đầy đủ tính biến động và sự phối hợp giữa ngũ tạng để duy trì mối quan hệ cân bằng. Sự mất cân đối của cơ chế này luôn luôn dẫn tới những triệu chứng bệnh lý. Các nguyên lý tương thừa và tương vũ giữa ngũ hành cũng có thể được sử dụng cho các mục đích lâm sàng. Những nguyên lý này giải thích sự lây lan bệnh của một cơ quan, và dự đoán sự phát triển của nó. Chúng cũng cho phép chẩn đoán và đưa ra các điều trị tương ứng.
Y học cổ truyền Trung Quốc không chỉ tin rằng cơ thể người là một thể thống nhất, hay một tiểu vũ trụ, mà còn tin rằng trong ngũ tạng, các cơ quan quan trọng, và 5 giác quan tương ứng với 5 hướng, 4 mùa, và 5 mùi vị của môi trường tự nhiên. Thuyết này hợp nhất cơ thể người và thiên nhiên, và phản ánh tính biến động giữa cơ thể người và vũ trụ. Thuyết ngũ hành thể hiện niềm tin truyền thống của người Trung Quốc, rằng “con người là một phần của vũ trụ.” Ví dụ, mùa xuân tương ứng với phía đông, nơi khí và gió chiếm ưu thế. Vì vậy, mùa xuân khí hậu ôn hòa, khí dương tăng trưởng nhẹ, và tất cả mọi thứ trên trái đất phát triển. Khí của gan trong cơ thể người tương ứng với mùa xuân. Do đó khí của gan thịnh vượng vào mùa xuân.
Con người tương thích với các yếu tố tự nhiên khác, chẳng hạn như bốn mùa, ngũ khí, cũng như ngũ vị trong chế độ ăn uống; tất cả đều bắt nguồn từ các nguyên lý của ngũ hành.
Nguồn Tinh hoa