Dư thừa estrogen có thể góp phần làm suy giảm khả năng sinh sản, gây các bệnh phụ khoa cũng như gia tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú.
Estrogen là một nhóm các hormone, có trách nhiệm trong việc phát triển các tính nữ như: phát triển của các mô vú và niêm mạc tử cung. Estrogen giúp cơ thể chuẩn bị cho sự rụng trứng. Tuy nhiên, một số estrogen cũng có liên quan tới nguy cơ gia tăng ung thư ở phụ nữ.
Dư thừa estrogen, đặc biệt là những estrogen “xấu” lại là một tín hiệu không tốt. Stress, tiêu thụ nhiều caffeine, dùng estrogen tổng hợp trong thuốc tránh thai và liệu pháp thay thế hormone, hấp thụ Xeno-estrogen từ sản phẩm làm sạch, chất dẻo và mĩ phẩm… là những nguyên nhân dẫn đến dư thừa estrogen trong cơ thể.
Dư thừa estrogen có thể góp phần làm suy giảm khả năng sinh sản (dẫn đến vô sinh hoặc sẩy thai lặp đi lặp lại), gây các bệnh phụ khoa (như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung), cũng như gia tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư nhất định như u vú, ung thư vú.
Các triệu chứng phổ biến của sự dư thừa estrogen bao gồm:
– Tăng cân liên tục.
– Thường xuyên lo âu.
– Các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau ngực, mụn trứng cá, khó chịu, mệt mỏi và sương mù não.
Một số dấu hiệu khác bao gồm:
– Giảm ham m.uốn.
– Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc bất thường.
– Sưng phù (giữ nước).
– Nhức đầu (đặc biệt là đau đầu trước kì kinh nguyệt).
– Thay đổi tâm trạng (thường dễ bị kích thích và trầm cảm).
– Tay chân lạnh (một triệu chứng của rối loạn chức năng tuyến giáp).
– Rụng tóc.
– Rối loạn chức năng tuyến giáp.
– Trao đổi chất chậm chạp.
– Mệt mỏi.
– Khó ngủ/ mất ngủ.
Nếu bạn đang gặp phải triệu chứng của sự dư thừa estrogen thì nên đi khám để được kiểm tra và làm các xét nghiệm cần thiết. Chị em có thể kiểm soát estrogen thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh nhằm tránh tích tụ estrogen trong gan và các thụ thể tế bào. Phương pháp này cũng giúp cải thiện điều kiện sức khỏe, cân bằng nội tiết tố, giữ cân nặng khỏe mạnh…
Một số thực phẩm tốt cho việc cân bằng estrogen bao gồm:
Các loại rau xanh: Các loại rau như bắp cải, súp lơ, bông cải xanh, mầm brussel, cải xoăn, rau bina, rau xanh collard… rất giàu chất dinh dưỡng được gọi là indole-3-carbinol (I3C). I3C sẽ chuyển hóa thành diindolylmethane (DIM) trong cơ thể, có trách nhiệm giải phóng estrogen dư thừa trong gan. Bạn nên tiêu thụ tối thiểu là 3-4 phần ăn của các loại rau này mỗi tuần.
Cây hương thảo: Thêm loại rau gia vị này vào các loại thịt sẽ có tác dụng làm tăng sự hình thành của estrogen tốt (loại estrogen ít có khả năng gây ung thư). Cây hương thảo còn có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường trí nhớ, tốt cho tâm trạng, ổn định chức năng tuyến giáp, nâng cao khả năng giảm cân, tăng cuờng trao đổi chất và tăng năng lượng…
Hạt lanh: Thêm 2-4 thìa canh hạt lanh vào chế độ ăn hàng ngày sẽ thúc đẩy sự trao đổi chất estrogen lành mạnh. Loại hạt này có chứa lignan, giúp loại bỏ estrogen dư thừa khỏi cơ thể. Hạt lanh cũng chứa phytoestrogen có thể kiểm soát và giảm hoạt động của estrogen thừa, tăng cường hoạt động estrogen thiếu hụt – là một phương thuốc hiệu quả cho sức khỏe phụ nữ. Hạt lanh cũng rất giàu chất béo lành mạnh omega-3 và chất xơ nên có tác dụng chữa viêm và táo bón.
Cá hồi và các loại cá béo khác: Cá hồi và các loại cá béo khác có chứa EPA, một acid béo omega-3, là một loại dầu chống viêm quan trọng. Nó đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị viêm, bệnh tim mạch và điều kiện sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu và ADHD. Nó cũng giúp tăng sự hình thành estrogen “tốt” trong cơ thể. Thưởng thức 2-3 khẩu phần cá béo mỗi tuần, hoặc bổ sung với một loại dầu cá chất lượng sẽ rất tốt cho bạn.
Isoflavone: Isoflavone là một chất chống oxy hóa có nhiều trong đậu nành. Chất này đem lại hiệu quả tăng cường estrogen tốt trong cơ thể.
Theo Trí Thức Trẻ