ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG LÁ ỔI
Theo nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học tại Hàn Quốc cho thấy dịch chiết lá ổi ức chế sự hoạt động của men protein tyrosine hosphatese 1B, trực tiếp điều trị căn bệnh tiểu đường tuýp 2. Không chỉ có lá, quả ổi tươi còn giúp người bệnh giảm lượng đường huyết an toàn nhờ hợp chất pectin (chất xơ hoàn tan và không hoàn tan) bên trong.
Toàn bộ các kết quả này đã được chứng minh dựa trên các thí nghiệm được thực hiện trên loài thỏ, tỷ lệ đường huyết giảm 25% trong 4h khi cho thỏ uống nước ép ổi, và con số này ở chuột là 46% sau 4h.
Cơ chế hạ đường huyết của lá ổi dựa theo nguyên tắc nâng cao độ mẫn cảm của insulin và hiệu suất glucose của các tổ chức ngoại vi.
Bài thuốc trị tiểu đường cùng cây ổi
Bài thuốc 1
Để trị tiểu đường cùng ổi, bạn hãy nấu 100gr lá ổi non, lấy nước uống hằng ngày. Công thức trên, bạn cũng có thể thay thế bằng 30gr lá ổi (loại nào cũng được) sắc nước uống thay trà.
Bài thuốc 2
Ngoài lá ổn non ở trên, bạn còn có thể kết hợp chúng với các vị thuốc khác cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường tương tự.
Bạn cần chuẩn bị 50gr lá ổi non, 100gr mỗi loại lá sa kê và đậu bắp tươi, cho tất cả vào nồi có sẵn nước, nấu sôi, lấy nước uống mỗi ngày.
Bài thuốc 3
Tương tự như bài thuốc 2, bạn hãy chuẩn bị thêm các loại nguyên liệu sau:
15gr mỗi loại bao gồm lá ổi, bạch quả kết hợp với 30gr râu ngô. Cho toàn bộ vào trong nồi, sắc lấy nước uống hằng ngày.
Bài thuốc 4
15gr mỗi loại bao gồm lá ổi và lá dây thìa, sắc nước uống hằng ngày, cũng có tác dụng chữa tiểu đường tương tự.
Bài thuốc 5
Bài thuốc này rất đơn giản, chỉ cần 1 loại nguyên liệu duy nhất là quả ổi tươi, gọt vỏ ép lấy nước uống, ngày 2 lần, mỗi lần 30ml.
Lưu ý khi dùng ổi trị tiểu đường
Tuy có tác dụng chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhưng vỏ của loại trái cây này lại khiến lượng đường trong máu tăng lên đột ngột. Do đó, trước khi ăn hãy gọt vỏ nhé!
Được biết, ruột ổi có thể làm nhuận trường, tuy nhiên, chất chát trong lá và vỏ ổi khiến tình trạng táo bón ngày càng thêm trầm trọng.