Khi còn nhỏ, nhiều người hẳn đã từng ngồi tư thế W? Dường như kiểu ngồi này rất thoải mái đối với trẻ.
Tuy nhiên, đối với trẻ em dưới 3 tuổi, ngồi tư thế này lại có hại cho chúng. Bạn có thể thấy, ngồi kiểu này khiến đùi hướng về phía trước còn hai cẳng chân gập lại quay về phía sau mông. Lúc này, nhìn từ phía trước, tư thế ngồi của trẻ giống chữ W.
Chuyên gia vật lý trị liệu trẻ em Cathy Molloy cho biết, tư thế ngồi này có thể gây ra một số tác động đối với trẻ em trong tương lai như: Phát triển khớp hông kém, đi bộ bằng các ngón chân, dễ bị gù lưng, ảnh hưởng đến cơ bắp gây ra tình trạng cơ thể kém phát triển, gây ra bó cơ ở mặt sau của đùi.
Tư thế ngồi cũng khiến cơ hông bó chặt dẫn đến trật khớp hông ở trẻ em. Ngoài ra nó còn gây nên chứng loạn sản xương hông. Nếu một đứa trẻ ngồi ở như thế này thời gian lâu sẽ khiến bé đi bộ bằng các ngón chân ảnh hưởng đến cân bằng cơ thể.
Nhà trị liệu của Phòng khám Phục hồi chức năng và Sức khỏe Zhang Xuyu nhắc nhở chúng ta đừng quá bối rối khi thấy con mình ngồi tư thế chữ W, vì đó là một phần trong quá trình phát triển bình thường của chúng. Tuy nhiên, cha mẹ nên quan tâm sửa lại nếu thấy bé duy trì tư thế ngồi này trong một thời gian dài.
Để ngăn ngừa hậu quả tiêu cực của kiểu ngồi W này, chúng ta có thể thực hiện các phương pháp sau để giúp trẻ duy trì tư thế ngồi an toàn.
Bắt chéo chân, hoặc khi ngồi để chân của trẻ đặt ở phía trước cơ thể.
Sử dụng một chiếc ghế nhỏ cho bé ngồi nhằm hỗ trợ chân của trẻ.
Thực hiện nhiều hoạt động ngoài trời để ngăn trẻ quen với việc ngồi không trong một thời gian dài.
Bạn nên rèn luyện trẻ ngồi với các tư thế khác nhau trước khi trẻ 6 tuổi.
Trung tâm chăm sóc sức khỏe và trị liệu nhi khoa Chicago có đề xuất:
Bậc cha mẹ có thể chỉnh sửa tư thế ngồi cho trẻ dần dần. Mới đầu điều chỉnh 10%, sau đó dần dần chuyển sang 25% và cuối cùng là sửa 100%.
Bạn nên thiết lập cơ chế cho trẻ chủ động điều chỉnh tư thế ngồi, cố gắng nhanh chóng điều chỉnh nó. Ví dụ, gọi tên của đứa trẻ và yêu cầu bé ngồi theo kiểu khác ngay lập tức. Khi bé đã quen với lời nhắc nhở, chúng sẽ sẵn sàng thay đổi tư thế ngồi trong tương lai.
Bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Cathay Cai Kaizhou cho biết, khi trẻ bị loạn sản xương hông, điều trị sớm có thể khắc phục vấn đề nhưng tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn nếu để quá muộn.
Chia sẻ điều này với bạn bè và gia đình để đảm bảo các bậc cha mẹ khác biết về tác hại của tư thế ngồi này.
San San (biên dịch)
Theo ĐKN