1 lần phụ nữ sinh con là 1 lần vượt qua cửa tử, các ông chồng nên biết để trân trọng vợ mình hơn!

Thai mình 5 tháng, đi khám bác sĩ bảo có dấu hiệu tiền sản giật và dặn dò chế độ ăn uống thật kỹ nếu không bệnh trở nặng hơn.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Mặc dù cũng có tìm hiểu tiền sản giật nguy hiểm như thế nào đối với thai phụ, nhưng mình cũng chủ quan vì nghĩ chắc bác sĩ vẽ thêm để kiếm tiền thôi, nhưng đến khi khám lại tình trạng ở mức báo động đỏ, bác sĩ bảo nếu cứ tiếp tục thế có khi phải bỏ thai . Hoảng lần 1.

Đến khi đọc được chia sẻ của mẹ này thì phát hoảng lần 2 các mẹ ạ, có mẹ nào đã từng bị thế này chưa?

Thật, 1 lần sinh con là một lần vượt qua cửa ải địa ngục.

Mình cũng bị chứng tiền sản giật ở tháng thứ 5, chân tay bị phù, huyết áp cao, khó thở về đêm, chỉ nghĩ đây là những hiện tượng xuất hiện trong thai kỳ, nhưng lúc đi khám thai bác sĩ tuyên bố là có nguy cơ bị tiền sản giật nặng, bắt phải ăn thật nhạt vì tay chân bị phù to lắm.

Vẫn chủ quan vì chưa ý thức được nguy hiểm về chứng tiền sản giật vì thấy trong người cũng ko có gì bất ổn ngoài cảm giác mệt mỏi và nhức đầu mà các mẹ bầu nào cũng gặp phải.

Tuần thứ 32 đi khám thai định kỳ, trong người cảm thấy hoàn toàn bình thường, nhưng khi đo huyết áp, bác sĩ đã phải báo động đỏ khi kết quả 180/100, có một chút hoang mang, nhưng vẫn nghĩ chắc do mấy hôm mất ngủ là nguyên nhân của việc huyết áp tăng. Nhưng đến khi bác sĩ thông báo trong trường hợp huyết áp vẫn tăng cao như vậy thì buộc phải đình chỉ thai sản vì sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và con.

safe_image (2)
Ảnh minh họa

Nghe đến đây thì hoang mang thật sự, thương con lắm vì đã bước sang tuần 32 rồi, chỉ mong được về đích an toàn với con, lúc đó lại nghĩ quẫn có khi mẹ không sống được để nhìn thấy con chào đời nữa, lại sợ con có mệnh hệ gì mẹ ân hận lắm. Mình hoảng quá chỉ biết năn nỉ bác sĩ cứu 2 mẹ con, bác sĩ nói giờ cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn, uống thuốc hạ huyết áp, ăn thật là nhạt, vậy là hôm sau lên công ty làm đơn xin nghỉ thai sản sớm 2 tháng trước ngày dự sinh và ăn theo chế độ đặc biệt không nêm mắm muối, vậy mà mới 33 tuần đã có dấu hiệu sanh sớm, phải sanh mổ.

Lúc sanh ra con không đủ sức để khóc, chỉ kêu ngoe ngoe như con mèo, và được chuyển cấp cứu thẳng sang bệnh viện Nhi Đồng vì bị suy hô hấp nặng. Nằm viện gần tháng thì con được xuất viện, ơn Trời thì giờ mọi việc đã ổn, cảm ơn Trời Phật đã thương mẹ con mình, và hơn hết cảm ơn chị bác sĩ mình theo đã tận tình khám và tư vấn cho mình, giúp mình vượt cạn an toàn và là người tái sinh con mình một lần nữa. Ngàn lần cảm ơn chị.

Và để có thể ngồi đây viết những dòng này mình đã trải qua giai đoạn nhiều biến cố về tâm lý, hoang mang tột độ không chỉ riêng về chứng tiền sản giật mà còn nhiều cái khác nữa, tưởng chừng không có được con yêu. Giờ thì bình yên đã về lại trong tâm hồn, đôi khi ngồi nghĩ lại vẫn thấy rùng mình khi nhớ lại quá trình mang thai vừa qua.

Chúc các mẹ bầu một ngày vui vẻ và hạnh phúc nhé, có gì hãy cùng tâm sự để chia sẻ với mọi người.

Sau khi từ phòng khám bác sĩ về mình sợ teo người luôn, vậy là lại lên mạng tìm hiểu kỹ thông tin về chứng này, sẵn đây mình chia sẻ với các mẹ luôn nhé.

– Tiền sản giật là tình trạng cao huyết áp do thai kỳ đi kèm với đạm niệu, thường xảy ra sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ. Có thể xảy ra sớm hơn với trường hợp chửa trứng và đa thai

– Những ai có nguy cơ mắc tiền sản giật: thường gặp ở phụ nữ độ tuổi < 20 và > 40, tỷ lệ sản giật thường gặp trên con so. Nguy cơ tiền sản giật cũng tăng ở phụ nữ bị tiểu đường, béo phì, khoảng cách giữa 2 lần sinh cách nhau > 10 năm, thai trứng, có bệnh lý mạch máu từ trước…

– Tiền sản giật là nguyên nhân chính gây tử vong mẹ, tử vong thai nhi, thai chậm phát triển trong tử cung. Nếu thai sống cũng có thể chậm phát triển tâm thần sau này.

– Triệu chứng

+ Giai đoạn đầu: Không có dấu hiệu nào rõ rệt.

+ Giai đoạn trở nặng: Đầu đau như búa bổ, kèm theo mờ mắt, hoa mắt hay hiện tượng đom đóm bay trước mắt; Đau phần bụng trên; Buồn nôn, mặc dù hiện tượng này có thể là do ốm nghén; Bỗng nhiên mặt, bàn tay, cổ chân hay bàn chân bị sưng phù; Tăng cân nhanh đột ngột.

– Chế độ ăn uống khi bị tiền sản giật: Ăn uống thật nhạt.

– Phòng ngừa: Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học trước và trong thai kỳ.

Theo WTT

Xem thêm: Ông bố ru con ngủ chỉ sau vài nốt nhạc.

Related Posts

Bà bầu NGHÉN càng NẶNG, con sinh ra càng khỏe mạnh thông minh – sự thật là gì?

Chúc mừng các bà bầu bị nghén nặng nha. Vì con sinh ra sẽ thông minh, khả năng ngôn ngữ tốt lại khỏe mạnh.Thank you for reading…

10 điều mọi ông chồng phải biết để không làm tổn thương vợ bầu

Có những thay đổi rất nhỏ trong cơ thể phụ nữ khi mang bầu nhưng các ông chồng vẫn cần phải biết để không vô tình làm…

Để sinh được con cho chồng, 9 tháng bầu bì em phải vật lộn khổ sở vậy đây, chồng ơi thương vợ!

Chúc mừng các mẹ đã thấy vạch hồng thứ hai căng đét trên que nhé!Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe! Nhiều người vẫn…

Tẩm bổ 10 món này thường xuyên trong thai kỳ, chất xám con sẽ cải thiện bất chấp di truyền

ĂN NHIỀU CÁC MÓN DƯỚI ĐÂY MẸ SẼ KHÔNG PHẢI LO CHUYỆN HỌC HÀNH CỦA CON SAU NÀY NỮA NHÉ! ĐƠN GIẢN, BÉ THÔNG MINH RỒI HỌC…

9 lợi ích sức khỏe cực kỳ tuyệt diệu của CHANH DÂY đối với bà bầu, bố mua cho mẹ ăn ngay nào!

Bạn đang mang bầu và muốn thai nhi phát triển tốt nhất? Bạn muốn có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh để bảo vệ thai nhi? Hãy…

Những loại RAU CỦ bà bầu không nên ăn trong thai kỳ, các mẹ đọc kỹ để bảo vệ con!

Nhiều bà bầu mang thai lần đầu thực sự hoang mang trước quá nhiều thông tin về lợi ích và tác hại của một số loại rau…