Nhân dân Đài Loan dùng rau sam chữa bệnh cước khí thủy thủng, tiểu tiện khó khăn, giải độc. Vì trong rau sam có muối kali oxalat, axit làm thông tiểu nên có tác dụng giải độc.
1. Rau sam trong nền ẩm thực của các nước trên thế giới
Rau sam là loại cây mọc hoang dại ở các bãi cỏ, bờ ruộng, chân ruộng ẩm ướt ở vùng đồng bằng. Ở nước ta, rau sam mọc chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, phát triển mạnh vào mùa hè.
Loại rau dân dã này còn được tìm thấy ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Châu Âu. Tại một số nước châu Âu, nhất là Pháp, người ta trồng rau sam để làm rau ăn, món phổ biến là pourpier – một món có vị chua dễ chịu rất được ưa chuộng.
Nhân dân châu Âu dùng rau này ăn thay xà lách, ăn sống hoặc nấu chín.
Trung Quốc cũng coi rau sam là một món ăn phổ biến. Tại nước này, có món rau sam khô khá nổi tiếng. Rau sam tươi được hái về đem nhúng nhanh vào nước sôi (có thể dội nước sôi mà không nhúng), sau đó rửa nước cho sạch nhớt rồi phơi hoặc sấy khô. Khi dùng hoàn toàn không phải chế biến gì khác.
Ngoài ra, một số nước khác như Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan… cũng sử dụng rau sam làm thực phẩm và có nhiều nghiên cứu về công dụng của rau sam. Hầu hết các nghiên cứu này đều cho rằng trong rau sam có nhiều dưỡng chất quý và có nhiều công dụng cho sức khỏe.
Ở Việt Nam, tiếc rằng chưa có ai đặt vấn đề trồng rau này, việc thu hái hoàn toàn dựa vào cây mọc hoang và hiện giờ người dân cũng không có thói quen sử dụng rau sam làm thực phẩm, rau ăn.
2. Dược tính, công dụng của rau sam:
Rau sam còn gọi là mã xỉ hiện, pourpier, tên khoa học là portulaca oleracea L. Thuộc họ rau sam Portulacaceae.
Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (GS Đỗ Tất Lợi) tính chất của rau sam theo tài liệu cổ: Vị chua, tính hàn (lạnh), không có độc, vào 3 kinh: tâm, can và tỳ. Trị huyết lỵ (lỵ ra máu), tiểu tiện đục, khó khăn, trừ giun sán, dùng ngoài trị ác thương, đơn độc. Phàm những người tỳ vị hư hàn, ỉa lỏng chớ nên dùng.
Liều dùng của rau sam từ 6 – 12g khô dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng, dùng riêng hay phối hợp với thuốc khác.
Ở Đài Loan, người ta nghiên cứu thấy trong rau sam có rất nhiều chất quý như axit hữu cơ, kali natri, kali sunfat và muối kali khác, cây tươi chứa chừng 1% muối kali, cây khô chứa 10% muối kali (theo Dược học tạp chí của Nhật Bản, 1944).
Nhân dân Đài Loan dùng rau sam chữa bệnh cước khí thủy thủng, tiểu tiện khó khăn, giải độc. Vì trong rau sam có muối kali oxalat, axit làm thông tiểu nên có tác dụng giải độc.
Trong cuốn Cây rau làm thuốc (PTS Võ Văn Chi), ram sam có tính chất làm dịu, trị giun, lọc máu, lợi tiểu, hơi an thần gây ngủ, giải nhiệt, giải khát, chống độc và làm tăng sự đông máu.
Thường dùng chữa các bệnh đường tiêu hóa, viêm ruột cấp, viêm ruột thừa cấp, lỵ, ký sinh trùng đường ruột (giun đũa, giun kim), trị bệnh đường hô hấp, đường niệu đạo (sỏi niệu), giảm niệu, viêm vú và các trường hợp xuất huyết (ho ra máu, đái ra máu, trĩ ra máu và bệnh ưa chảy máu). Dùng ngoài chữa mụn nhọt và eczema.
Gần đây, người ta phát hiện ra rau sam còn có tác dụng đối với nhiều loại vi khuẩn nên phạm vi ứng dụng rất rộng, trị lỵ và bệnh đường ruột, lại có thể trị viêm khớp cấp tính.
3. Rau sam làm thuốc:
– Chữa lỵ trẻ em: Rau sam giã nát, vắt lấy nước, đun sôi, chế thêm 1 thìa mật ong cho uống.
– Tẩy giun kim, giun đũa: 50g rau sam rửa sạch, giã nhỉ với ít muối, thêm nước, vắt lấy nước trong uống vào buổi tối (có thể thêm đường). Uống liền 3 buổi tối, không phải nhịn ăn. Hoặc lấy 3 nắm to rau sam, sắc lấy 1 bát nước uống lúc đói, uoogs 2 – 3 lần thì giun ra.
– Đái buốt, đái rắt: Dùng rau sam tươi giã lấy nước cốt uống.
– Đau mắt có màng và cam mắt: Dùng dịch lá rau sam nhỏ vào mắt.
Có người dùng rau sam xào với thịt lươn dùng ăn bổ, trị các bệnh ngoài da, tê thấp, gầy còm, đau xương, thiếu máu, khô da, đau lưng, sốt rét kinh niên, đau bụng lâu năm, khát nước.
Theo Myeva
Xem thêm: Giải pháp đặc biệt cho mùa lũ!