Mẹ phát hiện kiến bâu đầy bỉm mới biết con 2 tháng mắc bệnh không có thuốc chữa, các chị cẩn thận nha

Câu chuyện cũng khá lâu rồi nhưng giờ thấy nhiều bé bị bệnh này quá, nên mình xin lanhmanh.com cho mình lập topic này chia sẻ câu chuyện của cháu mình nhầm giúp các mẹ đang có con nhỏ hoặc sắp có con phải cẩn thận hơn trong việc ăn uống để không làm hại đến con.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Các chị ơi cách đây 2 năm, chị gái em vốn hiếm muộn nên khi mang thai cả nhà ra sức tẩm bổ cho chị nhiều lắm đến nỗi cân nặng tăng vùn vụn không kiểm soát được. Đến khi sinh em bé xong mà chị vẫn còn 70kg.

Dù vậy bé sinh ra đủ ngày đủ tháng nhưng cháu chỉ nặng 2,5kg, da vàng. Cháu được đưa đi chiếu đèn thì da sáng trở lại. Về nhà gia đình không hề mảy may trong người cháu đang tiềm tàng một căn bệnh. Một tháng sau, cháu bú nhiều liên tục đòi ăn, tiểu nhiều đẫm bỉm và phải thay liên tục.

Chả là sáng ra chị mình thay bỉm cho cháu nhưng lại không kịp bỏ đi ngay, vứt ra sàn nhà thấy kiến bò đầy vào, mẹ khóc nức nở luôn….Hic…sau đó chị mạnh dạn hứng nước tiểu của cháu và uống thử 1 ngụm, thấy không có vị ngọt nên cũng yên tâm. Suy nghĩ một hồi thấy có vẻ như cái mama sữa non là thủ phạm, nó ngọt và thơm quá khiến bé không hấp thụ hết, thải ra một phần làm hấp dẫn bọn kiến.

142602_ta-giay-2-817x454w
Thay bỉm (ảnh minh họa)

Chỉ đến đợt nghỉ lễ 2/9 2 năm trước, sau khi đi chơi về cháu bị sốt, ho, khó thở bố mẹ cho đi cấp cứu ở Bệnh Viện đa khoa tỉnh. Ở đây, bác sĩ nghi cháu bị viêm màng não mủ vì cháu có biểu hiện li bì, lơ mơ. Cháu được chuyển lên viện Nhi đồng 2. Khi xét nghiệm máu, các bác sĩ phát hiện cháu bị đái tháo đường. Mỗi ngày cháu được truyền insulin 2 lần.

Sau khi phát hiện cháu bị tiểu đường, bác sĩ cho cả bố và mẹ đi thử máu để tìm hiểu nguyên nhân bệnh của con.

Theo bác sĩ ở bệnh viện nhi đồng 2 là trường hợp hiếm gặp với tỉ lệ trên 500 ngàn trẻ mới có 1 trẻ mắc phải. Có thể do di truyền từ bố mẹ nhưng cũng có thể ở thế hệ cháu mới xuất hiện.

Thường những trẻ bị tiểu đường sơ sinh khi còn trong bụng mẹ sẽ chậm phát triển, khi sinh, dù đủ ngày tháng nhưng có cân nặng thấp.

Nếu không điều trị sớm, các cháu sẽ tử vong do biến chứng cấp. Điều trị hầu như không khỏi hoàn toàn nhưng sẽ giúp sức khỏe ổn định, không bị biến chứng do tiểu đường. Giai đoạn đầu, trẻ được điều trị bằng insulin. Sau khi theo dõi, có kết quả xét nghiệm gen, sẽ có hướng điều trị tiếp theo như cho uống thuốc…

Về chế độ ăn uống, bác sĩ cho biết cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ cho cháu để bé phát triển bình thường. Giữa 2 bữa ăn không để quá 3 giờ. Cháu vẫn có thể uống sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh. Đến khi cháu ăn dặm, bác sĩ có tư vấn cụ thể cho chế độ ăn của cháu.

Còn trước mắt, cháu được điều trị và truyền Insulin thật chậm qua đường tĩnh mạch và theo dõi thật sát đường huyết nên đường huyết. Việc này giúp kiểm soát đường huyết của cháu. Còn điều trị bệnh phải lâu dài và cần có sự hợp tác của gia đình trong việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

tre
Ảnh minh họa

Bệnh đái đường (hay tiểu đường) là một bệnh mạn tính, do rối loạn chuyển hoá hydrat cacbon vì thiếu insulin ở các mức độ khác nhau, do đó gây tăng đường huyết và nếu vượt quá ngưỡng thì có đường niệu (nước tiểu có đường).

Insulin là hormon do tụy tiết ra, khi dòng máu mang glucose đến các cơ quan, insulin sẽ giúp glucose đi vào trong tế bào và giúp tế bào sử dụng glucose để sinh ra năng lượng cho hoạt động của các tế bào. Khi thiếu insulin, cơ thể sẽ không sử dụng được glucose, hậu quả là glucose trong máu sẽ tăng cao và xuất hiện trong nước tiểu.

Đái tháo đường tuýp 1: Cơ thể ngừng sản xuất insuline hoặc lượng insulin được sản xuất quá ít không đủ để điều hòa lượng glucose có trong máu. Thường gặp ở trẻ em hoặc thiếu niên. Còn được biết đến với cái tên “Đái tháo đường tuổi vị thành niên” hoặc “Đái tháo đường phụ thuộc insulin”.

Những bệnh nhân bị đái tháo đường type 1 cần phải được điều trị bằng insulin mỗi ngày để duy trì cuộc sống.

Đái tháo đường tuýp 2: là một chứng bệnh mạn tính phát triển khi tuyến tụy không sản xuất đủ isulin hoặc khi các mô trong cơ thể không thể sử dụng insulin một cách bình thường.

Tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở người trên 40 tuổi. Người bị bệnh tiểu đường thường dễ bị một số bệnh đi kèm như tăng huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đục thuỷ tinh thể… và thường có tuổi thọ ngắn hơn những người khác.

Theo Webtretho

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Khi con có những dấu hiệu sau em khuyên các chị đưa con đi bệnh viện gấp coi chừng con bị hoại tử ruột

Lồng ruột ở trẻ nhỏ là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Mặc dù con số thống kê chưa được đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh…

Ăn thô sớm không hại dạ dày con, ăn dặm sớm mới gây hại

Có nhiều bố mẹ cho con ăn dặm sớm từ 4-5 tháng trở đi, đây là điều không cần thiết và thậm chí còn gây hại cho…

Con em 3 tháng tăng 7,9kg nhờ sữa mẹ thơm ngon sau khi uống thứ nước tự nấu, rẻ như cho không

Em chỉ cao 1,55m. Lúc bầu tăng thêm 11kg, tổng cộng cân nặng là 48kg. Cũng hy vọng con sinh ra sẽ được nặng ký một chút…