Bé phải chạy thận cả đời vì sai lầm hầu như 90% mẹ Việt mắc phải

Chứng kiến cảnh con nằm trên giường với chiếc bụng to vượt mặt, ai cũng cảm thấy thương xót cho số phận của cậu bé đáng thương.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Năm ngoái cu Bi con bạn thân mình được đưa đi bệnh viện nhi đồng 2 khám khi thấy con có những dấu hiệu bất thường như tay chân phù nề, đặc biệt là chiếc bụng của con ngày càng phình to đến nỗi nhìn nghiêng như một người đang có bầu. Bác sĩ chẩn đoán con bị suy thận nặng và cân phải chạy thận gấp.

suy_th_n_man
Ảnh minh họa

Bạn mình kể, cũng do dại dột, từ nhỏ khi bước vào giai đoạn ăn dặm, cu Bi không chịu ăn, mẹ chồng bạn bảo nấu lạt lẽo thế sao thằng bé ăn được. Thế là bà bắt chị nêm nếm cho thêm muối và gia vị vào cho thằng nhỏ ăn như người lớn.

Trộm vía, thằng nhỏ ăn thấy thương ghê, lại còn tăng cân thêm nữa, thấy vậy chị tiếp tục cho con ăn theo cách nấu nướng như người lớn. Đến khi con lớn 1 chút ăn được cơm, bạn cho con ăn cùng thức ăn với cả nhà luôn.

Bạn mình đi làm suốt giao cu Bi cho bà nội chăm bà chiều cháu lắm, con thích ăn món gì mà cho ăn tất, ngày nào cũng snack, xúc xích uống nước ngọt có gas nữa, dù không bằng lòng nhưng bạn không dám cãi lại vì ở nhà chồng không được quyền can thiệp cách nuôi dạy con.

Đã nhiều lần bạn tâm sự rất muốn dọn ra ngoài ở riêng để có cách dạy con theo ý mình nhưng mỗi lần đề cập chồng và mẹ chồng lại giẫy nẩy gia đình tùm lum chuyện hết luôn nên bạn đành gác ý định này lại.

Năm ngoái cu Bi có những biểu hiện thất thường như tay chân phù nề, bụng ngày càng to kinh khủng, ban đưa đi khám mới biết con bị suy thận nặng. Hay tin bạn muốn ngã quỵ nhưng vì con nên bạn buộc phải mạnh mẽ vượt qua.

Giờ Cu Bi đã chạy thận gần 1 năm tiêu tốn rất nhiều tiền bạc, gia sản đủ kiểu, vợ chồng làm bao nhiêu gom cho con chạy thận hết. Hôm trước bạn nói với mình bạn muốn chia sẻ câu chuyện này cho mọi người biết để đừng mắc sai lầm giống bạn, con đau bệnh, mẹ cũng chẳng sung sướng gì thậm chí còn đau gấp trăm ngàn lần.

Nhìn con như vậy bạn chỉ muốn chết cho xong. Vậy những ai đang có con nhỏ hãy nhớ đừng bao giờ cho con ăn mặn nhất là giai đoạn ăn dặm. Tuyệt đối hạn chế cho con ăn các món snack, xúc xích, cơm chiên, tôm chiên, gà rán…vì đó cũng là một trong những nguyên nhân gây suy thận.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Người lớn có thói quen ăn bao nhiêu đều nêm cho trẻ ăn bấy nhiêu, thậm chí nhiều người thường nêm “quá tay” khi chế biến thức ăn cho trẻ. Điều này về lâu dài sẽ khiến cơ thể của trẻ phải nạp vào một lượng muối quá lớn, trong khi thận còn yếu, chức năng chưa hoàn thiện, dẫn đến tích nước, ứ lại và gây suy viêm.

Khi muối quá nhiều trong cơ thể không chỉ gây ra gánh nặng cho thận, mà còn ảnh hưởng lớn đến nhịp đập của tim, khiến cho trẻ không thể phát triển bình thường khỏe mạnh. Hơn nữa, khi ăn nhiều muối sẽ làm cho trẻ luôn luôn bị khát, bé phải tiết nước bọt nhiều, dẫn đến suy giảm số lượng lysozyme tự nhiên trong miệng.

Chức năng chính của Lysozym là diệt khuẩn, khi bị thiếu cũng đồng thời làm giảm khả năng diệt vi khuẩn trong miệng, hạn chế chức năng bảo vệ cơ thể, chống virus, làm suy yếu sức đề khángcủa bé đến dễ phát bệnh.

Một trong những tác hại của việc ăn nhiều muối là làm thay đổi vĩnh viện khẩu vị của trẻ, khiến cho trẻ mắc thói quen ăn mặn, lâu dài cũng sẽ sinh ra các bệnh về thận. Trẻ sẽ mất cảm giác về cảm nhận hương vị, ăn không ngon, chức năng khẩu vị mất đi sự nhạy cảm.

Theo ý kiến của bác sĩ, nếu cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng ăn muối, thì hàm lượng muối không được vượt quá 0,5g mỗi ngày. Giai đoạn này vốn chỉ được phép cho trẻ bú mẹ hoặc uống sữahoàn toàn, nếu phải ăn dặm thì nên hạn chế ăn muối càng ít càng tốt. Thậm chí không cần nêm muối.

Lứa tuổi trẻ em được khuyến cáo tỷ lệ nêm muối trong bữa ăn không nên vượt quá 3g mỗi ngày. Người trưởng thành không nên ăn vượt quá 6g muối/ngày. Vào mùa hè, cơ thể đổ nhiều mồ hôi, bạn có thể ăn muối nhiều hơn 1 chút so với mùa đông.

Các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng khuyên rằng, trong thực phẩm bản thân nó đã chứa các khoáng chất, bao gồm vị chua cay mặn ngọt đắng tự nhiên, nếu bạn ăn “vã” thức ăn không cần nêm muối là một thói quen tốt.

Vì sức khỏe con em thà cãi nhau với mẹ chồng em nhất quyết không bao giờ nêm muối vào thức ăn khi con em còn quá nhỏ.

Theo WTT

Xem thêm: Các biểu tượng Icon phiên bản baby cực đáng yêu.

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Khi con có những dấu hiệu sau em khuyên các chị đưa con đi bệnh viện gấp coi chừng con bị hoại tử ruột

Lồng ruột ở trẻ nhỏ là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Mặc dù con số thống kê chưa được đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh…

Ăn thô sớm không hại dạ dày con, ăn dặm sớm mới gây hại

Có nhiều bố mẹ cho con ăn dặm sớm từ 4-5 tháng trở đi, đây là điều không cần thiết và thậm chí còn gây hại cho…

Con em 3 tháng tăng 7,9kg nhờ sữa mẹ thơm ngon sau khi uống thứ nước tự nấu, rẻ như cho không

Em chỉ cao 1,55m. Lúc bầu tăng thêm 11kg, tổng cộng cân nặng là 48kg. Cũng hy vọng con sinh ra sẽ được nặng ký một chút…