Những thực phẩm nấu chung khiến bé ăn hoài không lớn

Không phải thực phẩm nào cũng có thể nấu chung với nhau. Những loại thực phẩm có thành phần vitamin và khoáng chất không tương đồng khi nấu có thể làm hòa tan các chất dinh dưỡng có trong bát cháo của con khiến bé ăn hoài không lớn. Cũng có những loại thực phẩm có thời gian tiêu hóa khác nhau, độ nhai khác nhau nếu nấu chung có thể khiến bé đầy bụng, khó tiêu.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Nấu ăn dặm cho trẻ là một “nghệ thuật” và mẹ hãy ghi nhớ những qui tắc sau để làm một đầu bếp “nghệ sĩ” thật chuẩn cho trẻ.

1. Cải bó xôi và tôm

nhung-thuc-pham-nau-chung-khien-be-an-hoai-khong-lon-1
Cải bó xôi và tôm

Đậu, khoai lang và cải bó xôi là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit Phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lí do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải. Do vậy, nếu mẹ đã mua tôm, cua hay các loại hải sản cho con ăn thì mâm cơm hôm đó của bé nên tránh có đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi. Nếu không sẽ chỉ là phí hoài.

2. Thịt lợn và đậu nành

nhung-thuc-pham-nau-chung-khien-be-an-hoai-khong-lon-2
Thịt lợn và đậu nành

Theo quan niệm của các chuyên gia dinh dưỡng, thịt lợn và đậu nành không nên cùng kết hợp khi chế biến món ăn. Đậu nành là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt-pho nên khi kết hợp chế biến đậu nành với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu có khả năng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc. Với trẻ ăn dặm chỉ hay ăn thịt nạc, nếu mẹ nấu thịt lợn cùng đậu nành cho con thì sẽ rất phí chất.

3. Cam dầm sữa

nhung-thuc-pham-nau-chung-khien-be-an-hoai-khong-lon-3
Cam dầm sữa

Nhiều mẹ có thói quen làm cam dầm trộn thêm sữa cho con ăn chiều. Thực ra, đây là một quan niệm sai lầm. Nước cam và nước chanh đều thuộc sản phẩm hoa quả acid AHA cao, acid AHA gặp protein trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein. Hơn nữa, kết hợp như vậy sẽ gây ra ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ sữa trong cơ thể bé.

Thường món cam sữa hay nước cam sữa chua rất hay được mẹ Tây dùng làm mẹo trị con táo bón vì sau khi uống món này, cơ thể các bé sẽ có phản ứng muốn “tống” ngay chúng ra ngoài.

4. Gan xào rau cần hay cháo gan cà rốt

nhung-thuc-pham-nau-chung-khien-be-an-hoai-khong-lon-4
Gan xào rau cần hay cháo gan cà rốt

Gan rất nhiều sắt và tưởng như tốt cho trẻ. Tuy nhiên nếu nấu chung gan với rau cần hay cà rốt, bé sẽ chẳng hấp thụ được tí sắt nào. lí do: Cellulose xung khắc với sắt. Các loại gan động vật có chứa nhiều sắt, nên nếu được ăn cùng với các loại rau cần, cà rốt chứa nhiều cellulose, cellulose sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt trong thức ăn của cơ thể bé.

5. Canh, súp cà rốt và củ cải

nhung-thuc-pham-nau-chung-khien-be-an-hoai-khong-lon-6
Canh, súp cà rốt và củ cải

Cà rốt nấu chung với củ cải thường rất thơm ngon, ngọt nước bé thích mê, Vậy nhưng sự kết hợp này không có lợi cho con về mặt dinh dưỡng. Trong cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy vitamin C. Do đó, lượng vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi ăn kèm với cà rốt.

6. Nước ngọt có ga và cơm

nhung-thuc-pham-nau-chung-khien-be-an-hoai-khong-lon-7
Nước ngọt có ga và cơm

Với các bé lớn, mẫu giáo, khi biết uống nước ngọt có ga thì thường rất mê. Nhiều bé đòi mẹ bữa ăn cơm phải có một cốc nước có ga bên cạnh mới chịu ăn. Và vừa ăn vừa uống nước ngọt. Cách chiều con như vậy là sai lầm. Uống nước ngọt khi ăn cơm sẽ làm loãng dịch vị, gây cản trở hoạt động co bóp thức ăn của trẻ. Lâu dần sẽ dẫn đến viêm dạ dày.

7. Óc lợn và trứng gà

nhung-thuc-pham-nau-chung-khien-be-an-hoai-khong-lon-5
Óc lợn và trứng gà

Nhiều mẹ có thói quen mua óc lợn về rồi đập trứng gà vào rán lên hoặc hấp cho bé ăn. Món ăn này rất thơm ngậy nên bé nào cũng mê. Tuy nhiên chúng lại không tốt cho trẻ. Dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu trẻ.

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Khi con có những dấu hiệu sau em khuyên các chị đưa con đi bệnh viện gấp coi chừng con bị hoại tử ruột

Lồng ruột ở trẻ nhỏ là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Mặc dù con số thống kê chưa được đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh…

Ăn thô sớm không hại dạ dày con, ăn dặm sớm mới gây hại

Có nhiều bố mẹ cho con ăn dặm sớm từ 4-5 tháng trở đi, đây là điều không cần thiết và thậm chí còn gây hại cho…

Con em 3 tháng tăng 7,9kg nhờ sữa mẹ thơm ngon sau khi uống thứ nước tự nấu, rẻ như cho không

Em chỉ cao 1,55m. Lúc bầu tăng thêm 11kg, tổng cộng cân nặng là 48kg. Cũng hy vọng con sinh ra sẽ được nặng ký một chút…