Bệnh của bé sẽ trầm trọng hơn, thậm chí có thể khiến trẻ bị mù nếu người lớn nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ bởi sữa mẹ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển gây bệnh về mắt.
Một số bệnh về mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh
Thông thường, các mẹ chỉ chú ý đến các bệnh hô hấp, tiêu hóa ở trẻ sơ sinh mà không để ý đến các bệnh về mắt mà các bé có thể mắc phải.
Rỉ ghèn
Rỉ ghèn ở mắt là một chứng nhiễm trùng thông thường, do lúc sinh ra mắt bé bị chất lỏng có thể là máu hoặc dịch ối chảy vào mắt. Cũng có trường hợp do vệ sinh mắt kém gây ra chứng bệnh này.
Tuy đây là chứng nhiễm trùng thông thường nhưng có nhiều trường hợp do rỉ đùn dính với lông mi bít kín mắt trẻ, nếu cha mẹ không vệ sinh kịp thời cho trẻ thì rỉ khô sẽ đóng tảng lại két vào lông mi và khiến bé rất khó khăn khi mở mắt ra nhìn xung quanh.
Có một số trường hợp bị rỉ đùn nặng, nó có màu vàng như mủ và tình trạng này kéo dài 3-5 ngày trên mắt trẻ mà không khỏi. Cha mẹ phải cực kì chú ý và đưa bé đi khám chữa bệnh.
Thị lực kém
Đây là bệnh thường chỉ xảy ra với một mắt của bé, do đó mắt nhiễm bệnh sẽ bị hơn nhiều so với mắt còn lại. Bệnh hoàn toàn có thể chữa trị được nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì một mắt kia sẽ không còn có thể phát triển bình thường được nữa.
Phương pháp điều trị: Cho trẻ uống thuốc hoặc tra thuốc nhỏ mắt theo sự chỉ định của bác sỹ chuyên về mắt và tái khám theo định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho bé.
Viêm tuyến lệ
Đây là khuyết tật hay gặp nhất của tuyến lệ, bệnh lại khó phát hiện ở trẻ mơi sinh do bé ngủ rất nhiều. Vì vậy, chỉ đến khi bé lớn hơn (1-2 tháng) những biểu hiện tắc tuyến lệ mới rõ ràng.
Bệnh xảy ra ở trẻ sơ sinh khi nasolacrimal ống thông qua cho phép nước mắt cống từ mắt vào mũi sâu răng trở nên tắc nghẽn hoặc đóng cửa tắt.
Trong những trường hợp màng tắc đó không tự vỡ để thông, ta có thể dùng argyrol 1% hay nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ vào mắt đau (tuyệt đối không nhỏ dung dịch cloramphenicol vào mắt trẻ sơ sinh vì có thể gây chứng suy tuỷ (hay hội chứng xám), sau đó ta dùng ngón tay trỏ của bàn tay phải day vào góc trong mắt bệnh nhi, làm như trên độ 10 lần trong vòng 10-15 ngày nếu thấy hết chảy nước mắt là bệnh đã khỏi, nếu vùng túi lệ to lên, có dấu hiệu nhiễm khuẩn, khi đó chúng ta nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa mắt để có thể điều trị kịp thời.
Viêm kết mạc
Bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh, tần suất là 5-6%, tuổi thường gặp ở các bé 5-15 ngày tuổi.
Triệu chứng mắt bên viêm sưng đỏ, không mở to được, có nhiều dử mắt dưới dạng mủ, giác mạc trong suốt bình thường, tuy nhiên kết mạc sung huyết.
Viêm kết mạc do hóa chất: Thường xảy ra 24-48 giờ đầu sau sanh. Bệnh thường tự khỏi sau 48-72 giờ. Bệnh này do kết mạc mắt phản ứng với nitrat bạc – thuốc nhỏ mắt phòng ngừa viêm kết mạc do lậu cầu khuẩn.
Viêm kết mạc lậu: Do lậu cầu lây từ mẹ sang con trong giai đoạn xổ thai, biểu hiện sau sinh từ 3-5 ngày. Ban đầu, mắt trẻ tiết dịch lẫn máu, về sau mi mắt sưng đỏ tiết ra mủ. Có thể phòng ngừa hữu hiệu bệnh này bằng cách nhỏ nitrat bạc sau sinh, 1 giọt/lần/mắt. Khi mắt trẻ nhiễm bệnh, muốn trị tận gốc phải trị cả cha mẹ và bé. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây các biến chứng loét giác mạc, thủng giác mạc khiến trẻ bị mù.
Viêm kết mạc do Chlamydia: Lây từ mẹ sang con trong lúc mang thai. Khi nhiễm bệnh, sau sinh 5 ngày mắt sẽ tiết dịch, sau đó tiết ra mủ, 2 mắt sưng đỏ. Trị bằng Erythromycin và Teytacycline thuốc mỡ 1% bôi mắt 4-5 lần/ngày cho đến khi hết sưng đỏ.
Viêm kết mạc do tụ cầu vàng: Bệnh thường khởi phát sau 3 ngày tuổi, có thể chỉ một mắt bị bệnh, mủ không nhiều. Trị bệnh này bằng Teytacyline thuốc mỡ 1%, bôi mắt 4 lần/ngày, dùng trong năm ngày.
Viêm kết mạc do virus: Do Herpex simplex virus (HSV) gây nên. Trẻ nhiễm bệnh này từ mẹ, trong khi sinh. Bệnh phát trễ, thường từ 7-14 ngày sau sinh, có thể viêm ở một hoặc hai mắt. Nên cách ly bé với mẹ, dùng các thuốc kháng virus như Acyclovir (uống) và Nevirapin 3% thuốc mỡ bôi mắt 5 lần/ngày, trong vòng 10 ngày.
Đục thủy tinh thể bẩm sinh
Thường trẻ sơ sinh hiếm gặp bệnh này, nhưng khi đã bị sẽ nặng hơn người lớn và gây mù nếu không được điều trị sớm.
Biểu hiện của bệnh: Đồng tử trắng đục một phần hoặc toàn phần, lé hoặc mù.
Tăng nhãn áp bẩm sinh (glaucoma): Bệnh tăng áp lực trong mắt kết hợp với mất thị lực. Con có nguy cơ bị cao hơn nếu cả cha mẹ đều bị bệnh này và bệnh thường ở cả hai mắt. Nếu thấy trẻ hay chảy nước mắt, sợ ánh sáng, nhãn cầu to hơn trẻ bình thường thì cha mẹ đưa trẻ đi điều trị ngay mới có thể tránh mù vĩnh viễn.
Bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh non tháng (ROP): Đây là dạng bệnh lý mạch máu ở võng mạc thường gặp ở những trẻ sinh thiếu tháng, đặc biệt là những trẻ được cho thở oxy liều cao (nồng độ oxy trên 40%). Có thể phát hiện bệnh này sớm nhất lúc bé từ 6-8 tuần tuổi nhờ đèn soi đáy mắt. Lưu ý với trẻ sơ sinh thiếu tháng, chỉ nên cho trẻ thở oxy khi thật cần thiết, nếu lạm dụng thì nguy cơ bị ROP càng cao. Ngoài ra, nồng độ oxy cung cấp cho những trẻ này không nên vượt quá 40%, ngoại trừ các trường hợp bệnh lý nặng được bác sĩ cho phép.
Tác hại của việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh
Theo kinh nghiệm truyền tai của một số chị em, việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ là đúng và có hiệu quả bởi các chị em cho rằng sữa mẹ có kháng sinh làm tăng sức đề kháng cho trẻ, tuy nhiên trong thực tế đó lại là việc làm vô cùng nguy hiểm.
Bác sĩ Trần Khánh Sâm, Phó trưởng khoa Kết giác mạc, BV Mắt Trung ương cho biết các mẹ tuyệt đối không nên dùng sữa mẹ để rửa mắt cho trẻ, bởi có thể gây nguy hiểm đến mắt trẻ.
Bác sĩ Sâm cảnh báo tới tất cả mọi người: “Quan điểm cho rằng sữa mẹ có kháng sinh làm tăng sức đề kháng cho trẻ là không có cơ sở khoa học. Việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ thậm chí còn nguy hại đến đôi mắt của trẻ vì sữa mẹ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển gây bệnh về mắt. Với trẻ chẳng may đang có bệnh về mắt nếu người lớn nhỏ sữa mẹ vào mắt càng làm cho bệnh của bé trầm trọng hơn, thậm chí có thể khiến trẻ bị mù“.
Trước đây, nhiều bệnh viện đã tiếp nhận trẻ bị biến chứng về mắt khi người lớn áp dụng các bài thuốc dân gian chữa mắt cho trẻ như nhỏ nước lá cây, nước tỏi, sữa mẹ…
Theo các bác sĩ, việc này gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Trong trường hợp trẻ bị nhẹ thì viêm giác mạc từ bé, còn nặng hơn là loét, bỏng giác mạc, thậm chí có bé bị ảnh hưởng đến thị lực sau này và có thể dẫn đến mù mắt.
Bác sĩ Sâm khuyến cáo đối với tất cả bậc cha mẹ, không tự ý chữa trị mắt tại nhà cho con theo các bài thuốc dân gian hay những mẹo vặt do các mẹ truyền tai nhau. Bởi vì mọi bộ phận, giác quan hay sức khỏe chung của trẻ sơ sinh còn rất yếu, nếu cha mẹ thấy con mình có biểu hiện bất thường về mắt thì cách tốt nhất là đưa con đến khám tại các cơ sở y tế hay phòng khám chuyên khoa về mắt để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Ngoài ra các bậc cha mẹ cần chú ý khi mua thuốc tại các hiệu thuốc gần nhà, bởi chỉ dựa trên các triệu chứng ban đầu để mua thuốc, mặc dù đã qua tư vấn của người bán thuốc thì cũng không thể đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh.
Theo bác sĩ Sâm giải thích, người bán thuốc ở Việt Nam không phải là các bác sĩ chuyên khoa mắt, họ hay bán các loại thuốc có chứa corticoid, thuốc chứa thành phần này có thể khỏi bệnh nhanh nhưng nếu lạm dụng hoặc dùng kéo dài, không có chỉ định của bác sĩ dễ gây đục thủy tinh thể, thậm chí là mù lòa.
Lưu ý: đối với trẻ sơ sinh, để bảo vệ mắt cho trẻ thì cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra mắt con xem có biểu hiện gì bất thường hay không, nên trang trí trong phòng của bé một đèn ngủ hoặc đèn mờ, sắp xếp và trưng bày đồ chơi yêu thích trong tầm nhìn của bé, kích thích mắt bé hoạt động nhiều bằng việc trò chuyện với bé và liên tục thay đổi vị trí, khi bé đảo mắt tìm mẹ thì cha mẹ dễ dàng quan sát mắt bé hơn.
Khi thấy các dấu hiệu bất thường ở mắt trể như thị lực kém, mắt lác, tắc tuyến lệ, viêm kết mạc hay rỉ mắt… Cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sỹ nhãn khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời./
Theo suckhoe.com.vn