Mới vừa sang năm mới mà đã thấy không được may mắn rồi các mẹ ạ! Chuyện là thằng cu nhà em cũng vừa bị kéo theo “cơn lốc” của dịch bệnh tay chân miệng đang hoành hành và có xu hướng bùng phát mạnh trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tới đây.
Nói thật là em vẫn còn may khi tình hình bệnh của con em chưa đến mức quá lo lắng nhưng nhiều trường hợp của nhiều gia đình khác. Vì trước khi đưa con vào bệnh viện em có tiến hành sơ cứu bằng cây rau sam đất_ một loại rau vẫn được dân gian gọi bằng một cái tên rất thân thương là rau “nhà quê”. Sở dĩ nó được gọi bằng cái tên này là vì đó là loại rau rất phổ thông, dễ trồng, dễ sống, có sức sống mạnh mẽ như những người nông dân ở quê vậy.
Có thể nhiều mẹ sẽ không tin việc cây rau nhỏ bé đó lại có thể cứu mạng con em trong lúc dầu sôi lửa bỏng, nhưng đó vẫn là sự thật.
Em nhớ một lần vô tình đọc báo, em đọc được một bài viết nói về công dụng của rau sam đất trong đó có đề cập đến khả năng chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Nên khi con em có một số biểu hiện ban đầu của bệnh là sốt nhẹ, đau họng và xuất hiện một số tổn thương ở da như rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối… là em đã tiến hành sơ cứu trước khi đưa vào bệnh viện.
Cách mà em áp dụng là dùng 100 đến 200g rau san đất giã nát, đun sôi lên (hoặc các mẹ muốn nhanh có thể chế nước đang sôi vào cũng được) rồi pha nước ấm để tắm cho con. Các mẹ nên nhớ là không nên tắm lại bằng nước lã nhé! Xong dùng thêm củ nghệ giã nát lấy nước cốt thoa lên các vết lở loét. Nếu các bé còn bú thì người mẹ nên uống một bát nước rau sam đất trước khi cho con bú. Sau đó em còn dùng thêm gel từ lá nha đam để thoa lên miệng và tay chân bé rồi đưa ngay vào bệnh viện gần nhà.
Được biết bên trong thân cây bé nhỏ này có chứa rất nhiều dinh dưỡng khá tốt như: vitamin A, vitamin C, canxi, sắt, acid folic và cholin. Chỉ với 100g rau sam có chừng 93g nước nên có tác dụng thải độc tốt nhất nhì trong số những loại rau khác có cùng công dụng. Rau sam cũng có khả năng thải trừ bisphenol A_một chất độc, nên giúp cơ thể thanh lọc hiệu quả.
Ngoài ra, trong loại rau này có chứa các chất vi lượng quý như đồng, magie, mangan, kẽm nên có hoạt tính chống các khối u, hữu ích cho người bị các bệnh lý mãn tính, tiếp xúc nhiều với phóng xạ và có chứa các chất hoạt hóa thần kinh như DOPA, dopamin nên có ích cho trí nhớ.
Cũng may nhờ có cây rau sam đất mà con em mới không sao đó, chứ hôm con em nhập viên có một bé 19 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng nổi bóng nước toàn thân, sốt cao, co giật và tử vong nhanh ngay sau đó. Thấy mà đau lòng lắm.
Hôm qua, đọc báo thấy Bộ Y tế có thông kê là đến nay cả nước đã ghi nhận gần 2.100 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 57 tỉnh, thành phố. Chỉ riêng tại khu vực TP. HCM trong những ngày nghỉ Tết vừa qua đã có hơn 30 ca mắc bệnh tay chân miệng rồi đó. Đây là loại bệnh chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu nên việc phòng bệnh và tránh lây lan là vô cùng quan trọng. Ngoài việc dùng thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad và ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa…vì khi mắc bệnh này các bé thường bị tổn thương ở niêm mạc miệng dẫn đến lười ăn, bỏ ăn. Chúng ta cũng có thể tăng sức đề kháng cho trẻ bệnh hoặc chưa mắc bệnh bằng cách cho trẻ uống 10mg kẽm (1 viên Farzincol) và 100 – 200mg vitamin C (hoặc 2 – 4 viên Rutin-C).
Đồng thời, các mẹ cũng cần giữ cho môi trường sống an toàn cho con yêu của mình bằng cách làm sạch các bề mặt các vật dụng trong nhà, dụng cụ học tập, đồ chơi, sán nhà… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Một điều vô cùng quan trọng mà chúng ta cần phải tuân thủ tuyệt đối là không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh để tránh lây lan bệnh và phát triển thành dịch. Đồng thời, phải cách ly bị trẻ bệnh tại nhà từ 10 – 14 ngày đầu của bệnh.
Nhận biết và phát hiện sớm bệnh chân tay miệng để có biện pháp can thiệp kịp thời vì nếu để chậm 1 – 2 ngày, bệnh có thể trở nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.
Bệnh này không đùa được đâu các mẹ ạ, mùa dịch lại đang đến gần và có chiều hướng bùng phát mạnh mẽ trong tháng 3 đến tháng 5 tới đây. Nói thiệt giờ em sợ lắm rồi, nhìn thấy con nhỏ bị bệnh tật hành hạ mà em xót xa lắm. Dù nhà em không có đất rộng hay vườn to như người ta, nhưng em cũng quyết dành chỗ trồng một chậu rau sam đất để phòng lúc cần đến.
Theo WTT
Xem thêm: “Ngớ người” với cách dỗ trẻ nín khóc “không thể tin được”.