Theo một cuộc khảo sát cho thấy, chỉ có một phần tư của các bậc cha mẹ biết phải làm gì khi trẻ gặp tình trạng đột ngột ngừng thở. Nhiều bậc cha mẹ gặp trường hợp này thường lúng túng, mất bình tĩnh dẫn đến việc trẻ không được sơ cứu kịp thời.
Theo một cuộc khảo sát cho thấy, chỉ có một phần tư của các bậc cha mẹ biết phải làm gì khi trẻ gặp tình trạng đột ngột ngừng thở. Nhiều bậc cha mẹ gặp trường hợp này thường lúng túng, mất bình tĩnh dẫn đến việc trẻ không được sơ cứu kịp thời.
Trẻ nhỏ có thể gặp những tai nạn bất ngờ gây ngừng thở như hóc nghẹn thức ăn, đồ chơi hoặc do ngạt nước khi tắm trong bồn, hồ bơi… thậm chí nhiều trẻ nhỏ còn gặp tình trạng ngừng thở khi đang ngủ do các bệnh về đường hô hấp gây ra.
Trong thực tế, nhiều bậc phụ huynh tỏ ra vô cùng sợ hãi, mất kiểm soát khi con họ có dấu hiệu ngừng thở. Điều quan trọng nhất khi gặp tình trạng này chính là việc giữ bình tĩnh và sơ cứu kịp thời cho trẻ. Việc hô hấp nhân tạo là một trong những phương pháp sơ cứu mà bậc cha mẹ nào cũng phải biết để có thể cứu sống con bạn trong trường hợp nguy cấp.
Bệnh viện St. John đã thực hiện một video hướng dẫn các bậc cha mẹ trong việc áp dụng phương pháp hô hấp nhân tạo cho con trong trường hợp trẻ ngừng thở.
Giám đốc điều hành của bệnh viện St. John cho biết: “Chúng tôi muốn tất cả các bậc cha mẹ đều học được các kỹ thuật cơ bản trong việc hô hấp nhân tạo cho trẻ. Chúng ta muốn chia sẻ video này đến các bậc cha mẹ, ông bà và những người chăm sóc trẻ nhỏ để họ biết cần phải làm gì trong trường hợp trẻ ngừng thở”.
Dưới đây là các bước thực hiện hô hấp nhân tạo khi trẻ ngừng thở:
1. Việc đầu tiên bạn cần làm trước khi thực hiện hô hấp nhân tạo chính là gọi xe cấp cứu.
2. Đặt trẻ trên một bề mặt phẳng và nhẹ nhàng nghiêng đầu của trẻ về phía sau để đảm bảo đường hô hấp đã được mở rộng.
3. Bắt đầu thực hiện hô hấp nhân tạo cho trẻ bằng cách đặt miệng của bạn vào phần miệng và mũi của trẻ, thực hiện thổi ngạt 5 lần liên tục để phần ngực căng lên.
4. Đặt hai ngón tay (sử dụng ngón trỏ và ngón giữa) trên ngực của trẻ và bắt đầu nhấn theo chiều dọc xương ức, thực hiện 30 lần liên tiếp với nhịp đều đặn (tốc độ khoảng 2 lần trên 1 giây).
5. Tiếp tục thực hiện thổi ngạt 2 lần liên tiếp bằng cách đặt miệng của bạn vào phần miệng và mũi của trẻ.
6. Sau đó, dùng hai ngón tay nhấn phần ngực 30 lần liên tiếp với nhịp đều đặn.
7. Cứ tiếp tục lặp đi lặp lại quá trình thổi ngạt 2 lần và nhấn ngực 30 lần này cho đến khi xe cấp cứu đến.
Trong trường hợp trẻ bắt đầu nhịp thở bình thường sau khi được hô hấp nhân tạo, mẹ nên ôm con trong tay, nghiêng phần đầu trẻ xuống dưới. Điều này sẽ giữ cho đương thở của trẻ được mở rộng, giúp việc phục hồi hô hấp dễ dàng hơn.
Theo Myeva
Xem thêm: Kỹ thuật vỗ rung long đờm, cách lấy đờm đúng cách cho trẻ sơ sinh.
https://www.youtube.com/watch?v=Mye3jlprFWg