Một số điều cha mẹ cần biết khi sử dụng kháng sinh cho trẻ

Không ít người bố, người mẹ khi thấy con sốt, ho, chảy mũi liền hỏi bạn bè hoặc tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh cho con uống. Việc mua kháng sinh dễ dàng, sử dụng tràn lan, không cần có đơn của bác sĩ… là một nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của một số loại vi khuẩn kháng hầu hết các loại kháng sinh hiện có.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Ở Việt Nam, gần đây đã có một số loại vi khuẩn kháng thuốc. Tại Mỹ cũng đã xuất hiện vi khuẩn siêu kháng sinh vào tháng 5/2016. Hơn thế, việc dùng kháng sinh bừa bãi còn có thể dẫn tới những tác dụng phụ mà chỉ có thể phát hiện sau nhiều năm dùng thuốc.

Vậy thì sử dụng kháng sinh như thế nào? Các bậc phụ huynh cần lưu ý

1. Kháng sinh là gì?

Kháng sinh là thuốc để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Do đó, chúng ta chỉ cho trẻ dùng kháng sinh khi có các bằng chứng cho thấy trẻ mắc bệnh do vi khuẩn gây nên.

Việc xác định các bằng chứng này thường do bác sĩ khám thực tế và căn cứ vào một số xét nghiệm đơn giản. Các trường hợp trẻ viêm đường hô hấp nhưng có thể do virus thì việc sử dụng kháng sinh hoàn toàn không có hiệu quả.

2. Nguyên tắc dùng kháng sinh cho trẻ:

Chỉ dùng kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm vi khuẩn. Khi dùng kháng sinh cho trẻ cần phải theo nguyên tắc dùng đúng liều, đúng cách và lựa chọn kháng sinh an toàn.

ử dụng thuốc kháng sinh thông minh chính là chìa khóa để kiểm soát, hạn chế tình trạng kháng thuốc
Sử dụng thuốc kháng sinh thông minh chính là chìa khóa để kiểm soát, hạn chế tình trạng kháng thuốc

3. Các biểu hiện của tình trạng nhiễm vi khuẩn thường gặp

Trẻ mắc bệnh do vi khuẩn thường sốt cao, da xanh tái, mệt mỏi, ăn kém, không chịu chơi ngay cả khi đỡ sốt.

Có thể nhìn thấy các ổ nhiễm khuẩn gây sưng, nóng, đỏ, đau, có mủ như: Mụn nhọt trên da, viêm cơ, áp xe cơ, viêm họng mủ, viêm tai có mủ, hoặc trong các bệnh do virus nhưng có bội nhiễm thêm vi khuẩn như nhiễm trùng da sau khi mắc thủy đậu… Ngoài ra, các trường hợp viêm đường hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu… có bằng chứng nhiễm vi khuẩn.

Các bằng chứng nhiễm khuẩn có thể xác định được khi làm một số xét nghiệm đơn giản mà hầu hết các phòng khám và y tế cơ sở có thể làm được. Khi cơ thể nhiễm khuẩn thì chỉ số bạch cầu trong máu và CRP tăng cao, protein và tế bào trong nước tiểu thay đổi. Chụp X-quang phổi cũng có thể nhận định được tình trạng viêm phổi do vi khuẩn hay virus.

Khi đã xác định được có bằng chứng nhiễm vi khuẩn, các bác sĩ sẽ dựa vào lứa tuổi, vị trí nhiễm trùng mà lựa chọn một loại kháng sinh có độ đặc hiệu cao, không nên kết hợp nhiều loại kháng sinh. Do vậy, khi mua thuốc cho trẻ không nên tự ý đổi loại kháng sinh (thành phần), mà nên mua thuốc đúng thành phần đã được kê đơn và dùng đúng theo đơn.

Nếu lần sau trẻ ốm thì không nên dùng lại đơn thuốc cũ, vì có thể trẻ mắc bệnh do loại vi khuẩn khác, bệnh khác, mặc dù có thể có một số triệu chứng giống lần trước.

Ở trẻ em Việt Nam, trong số các nguyên nhân gây sốt thì có tỉ lệ khá lớn là viêm đường hô hấp trên do virus bao gồm: Viêm mũi họng cấp do virus, sốt virus, viêm tiểu phế quản do virus…

Các trường hợp này có thể trẻ sốt cao, ho, chảy nước mũi trong, có thể mệt mỏi khi sốt cao, nhưng khi dùng thuốc hạ sốt thì trẻ đỡ sốt và tỉnh táo, chơi ngoan như ngày thường. Sốt do nhiễm virus thường cao nhất vào ngày thứ 2, thứ 3, sau đó nhiệt độ giảm dần, cơn sốt thưa dần, trẻ bình phục và kháng sinh không có tác dụng. Xét nghiệm cho thấy các chỉ số cảnh báo nhiễm vi khuẩn đều thấp.

Mặt khác, cơ thể trẻ còn non nớt, chức năng các cơ quan như gan, thận còn chưa hoàn thiện, mà các thuốc sử dụng đều thải qua gan, thận, nên khi dùng nhiều loại thuốc thì có thể gây ảnh hưởng xấu, suy giảm chức năng các cơ quan này.

Do vậy, để chữa bệnh cho trẻ an toàn, tránh các tác dụng phụ, giảm chi phí điều trị… cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về chăm sóc, theo dõi phát hiện dấu hiệu bệnh nặng, tình trạng nhiễm khuẩn và sử dụng thuốc hợp lý.

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Khi con có những dấu hiệu sau em khuyên các chị đưa con đi bệnh viện gấp coi chừng con bị hoại tử ruột

Lồng ruột ở trẻ nhỏ là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Mặc dù con số thống kê chưa được đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh…

Ăn thô sớm không hại dạ dày con, ăn dặm sớm mới gây hại

Có nhiều bố mẹ cho con ăn dặm sớm từ 4-5 tháng trở đi, đây là điều không cần thiết và thậm chí còn gây hại cho…

Con em 3 tháng tăng 7,9kg nhờ sữa mẹ thơm ngon sau khi uống thứ nước tự nấu, rẻ như cho không

Em chỉ cao 1,55m. Lúc bầu tăng thêm 11kg, tổng cộng cân nặng là 48kg. Cũng hy vọng con sinh ra sẽ được nặng ký một chút…