Bé lú lẫn, ngu đần do uống nhiều thuốc ho, câu chuyện khiến bố mẹ phải hết sức cảnh giác

Việc lạm dụng thuốc ho, siro ho để chữa bệnh cho trẻ đang được bố mẹ ưa chuộng bởi công dụng khỏi nhanh giúp bé ăn ngon ngủ khỏ. Phần lớn các thành phần trong thuốc đều là thảo dược thiên nhiên nên bố mẹ an tâm khi sử dụng. Tuy nhiên nếu dùng đúng liều lượng không sao còn quá liều hoặc lạm dụng sẽ gây ra những tác dụng phụ kinh khủng.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Mới đây dân mạng liên tục share 1 đoạn clip về trường hợp 1 bảo mẫu ở đảo quốc sư tử Singapore đã dùng thuốc ho cho 1 bé 4 tuổi uống để ru ngủ vì bé này không chịu đi ngủ.

be_dan_don_chinh
Ảnh minh họa

Bố mẹ cháu đón bé về trong tình trạng lơ mơ lú lẫn, đến khi đưa con nhập viện mới biết bé bị cho uống thuốc ho. Nghi ngờ do bảo mẫu cho con uống nên báo công an và phát hiện trong nhà người bảo mẫu này có rất nhiều loại thuốc ho siro ho để bà cho các cháu uống khi ngủ.

Cách đây không lâu các chuyên gia y tế đến từ trường Đại học quốc gia Ireland đã đề cập tới trường hợp của một cô bé 14 tuổi vô tình uống quá liều siro ho. Hậu quả là, cô bé rốt cuộc rơi vào trạng thái lú lẫn sau khi uống 2 – 3 thìa thuốc chứa codeine trong suốt 15 ngày.

Nữ bệnh nhân nhỏ tuổi đã không vượt quá liều siro ho khuyến nghị hàng ngày (3 – 6 thìa), nhưng đã quá liều dùng tối đa được khuyến nghị cho 3 ngày điều trị. Theo hồ sơ bệnh án, cô bé sau đó trở nên lú lẫn, khẳng định đã đi tắm dù với mẹ em, rõ ràng là cô bé chưa làm việc đó. Cô bé cũng ngủ tới 20 tiếng đồng hồ/ngày và bị các cơn đau đầu dai dẳng hành hạ.

Trước các triệu chứng trên, bệnh nhân nhí đã bộc lộ các triệu chứng giống cảm cúm trong suốt thời gian 15 ngày dùng thuốc, khiến em phải xin nghỉ học.

Kết quả kiểm tra hé lộ, mỗi thìa siro chứa 15mg codeine, và cô bé đã hấp thụ tổng cộng 450 – 675mg chất này trong 15 ngày, thay vì mức tổng liều dùng khuyến nghị tối đa là 270mg cho bất kỳ đợt điều trị nào. Xét nghiệm nước tiểu cho kết quả dương tính với codeine và không có sự tồn tại của chất nào khác trong đó.

Các bác sĩ khuyến cáo, đã có nhiều trường hợp trẻ nhỏ và thanh thiếu niên được ghi nhận tử vong sau khi dùng codeine. Họ kết luận: “Sự kết hợp giữa việc thiếu hiệu quả, nguy cơ say cấp tính và phụ thuộc, cho thấy, việc dùng các sản phẩm chứa codeine bày bán phổ biến trên thị trường có thể không đáng sử dụng”.

Ở Anh, Cơ quan quản lý dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khuyến nghị không nên cho người dưới 18 tuổi dùng thuốc ho dạng nước, chứa codeine.Những trường hợp trẻ biếng ăn, ngủ kém, có thể do rối loạn chức năng sinh lý, cơ thể trẻ sẽ tự thích nghi và điều chỉnh.

BS Nguyễn Thu Hằng, BV Nhi Trung ương khuyến cáo không nên dùng các loại si-rô lâu dài để kích thích ăn ngon vì cơ thể trẻ có nguy cơ lệ thuộc thuốc hoặc có thể phản tác dụng.

Ngoài ra, BS Hằng còn đưa ra lời khuyên khi các mẹ sử dụng thuốc dạng si-rô cho trẻ cần lưu ý không cho trẻ uống si-rô trước bữa ăn vì thuốc có hàm lượng đường cao có thể ức chế tiết dịch tiêu hóa. Mặt khác, đường được hấp thu rất nhanh, đường trong máu trẻ tăng lên gây “ngang dạ” làm cho trẻ kém ăn.

Không cho trẻ uống trước khi đi ngủ vì chất đường bám vào răng dễ lên men chua, làm hỏng men răng, gây sâu răng.

Với các loại thuốc bổ máu có chất sắt , nếu dùng cho trẻ em bị thiếu máu do thiếu sắt, tránh cho thuốc tiếp xúc trực tiếp với răng, vì dễ làm cho răng có màu nâu xỉn. Có thể dùng ống hút, nhỏ giọt hoặc dùng thìa đưa sâu vào miệng trẻ.

Không cho trẻ uống thuốc cùng với sữa bò, hoặc uống vào sát thời điểm bú mẹ để tránh tạo thành chất sắt không hòa tan, cản trở sự hấp thu.

Khi cho trẻ uống cần theo đúng chỉ dẫn về liều lượng số giọt hoặc thìa đong thuốc hợp với từng lứa tuổi của trẻ, có thể tham khảo ý các bác sĩ chuyên khoa.

Khi đi khám bệnh các bác sĩ cũng thường kê toa có si rô ho cho các bé uống tuy nhiên họ cũng ghi rõ liều lượng thích hợp cho các bé theo từng độ tuổi để uống cho phù hợp, chứ không ghi tràn lan. Tuy nhiên có nhiều mẹ còn lạm dụng đến mức lúc nào cũng thủ sẵn 1 chai thuốc ho trong nhà, đến khi thấy bé ho han chút xíu là rót cho con uống và uống thật nhiều để bé mau hết mà không biết nó có những tác hại khôn lường.

Bố mẹ nên lưu ý nha, không được sử dụng thuốc lung tung vì rất nguy hiểm đấy.

Theo WTT

Xem thêm: “Ngớ người” với cách dỗ trẻ nín khóc “không thể tin được”.

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Khi con có những dấu hiệu sau em khuyên các chị đưa con đi bệnh viện gấp coi chừng con bị hoại tử ruột

Lồng ruột ở trẻ nhỏ là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Mặc dù con số thống kê chưa được đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh…

Ăn thô sớm không hại dạ dày con, ăn dặm sớm mới gây hại

Có nhiều bố mẹ cho con ăn dặm sớm từ 4-5 tháng trở đi, đây là điều không cần thiết và thậm chí còn gây hại cho…

Con em 3 tháng tăng 7,9kg nhờ sữa mẹ thơm ngon sau khi uống thứ nước tự nấu, rẻ như cho không

Em chỉ cao 1,55m. Lúc bầu tăng thêm 11kg, tổng cộng cân nặng là 48kg. Cũng hy vọng con sinh ra sẽ được nặng ký một chút…