Cứ chửi mẹ vụng nuôi con gầy đi, bụ bẫm người nần nẫn ngấn coi chừng mắc bệnh hiểm nghèo đấy

Đằng sau hình ảnh một em bé bụ bẫm, người nhiều ngấn lại khiến ai nhìn thấy cũng thích thú và không ngăn cản được hành động chạy lại véo má em vài cái. Sự thật phía sau vẻ bụ bẫm nần nẫn ngấn sẽ khiến vô số người phải bất ngờ.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Không biết con mình 7 tháng mình có được gọi là mẹ bỉm sữa không các chị nhỉ? Thôi kệ ình từng xưng là vậy nhé.

Chuyện thế này, hôm trước mình có đi xe buýt xuống nhà bà chị ở quận Bình Tân chơi. Mình đi xe số 14 tuyến bến xa miền đông, bến xe miền tây. Trên đường đi vô tình mình ngồi gần một chị có con cũng tầm tuổi con mình.

Vốn cũng hơi nhiều chuyện chút xíu, mình hỏi nhà chị ở đâu. Chị kể nhà ở Tiền Giang, đưa con lên Nhi Đồng 2 khám bệnh từ khuya, giờ khám xong rồi về.

Nghe chị kể chuyện khám bệnh mà đi từ khuya vậy vất vả quá, mình nghĩ chắc bé bệnh gì nặng lắm nên hỏi tiếp.

Chị ơi bé bị gì mà lên tận đây khám vậy chị?

À chị đi khám suy dinh dưỡng. 7 tháng mà bé có 7,5kg ốm nhôm ốm nhách à.

Ủa nhìn bé đâu có ốm lắm đâu chị, em thấy cũng được mà. Con em thì 8,5 kg.

Thôi em ơi, ốm nhôm ốm nhách vậy chẳng ai thương, chẳng ai thích hết, không ai thèm nựng luôn đấy chứ.

Ôi chị, con mình mình thương, chứ cần gì ai. Miễn sao nó khỏe mạnh lanh lợi là được.

Thôi đi em ơi, bên nội khoái bé mập, ú ú. Chứ nhìn nó vầy, chị bị chửi là giành ăn với con, rồi không biết chăm con đủ kiểu. Đi khám đợt này, xin bác sĩ cho nhiều nhiều thuốc kích thích ăn cho béo lên, tết này mới dám về nội chơi lâu được.

Khổ quá chị nhỉ. Em chỉ cần con em khỏe mạnh thôi à.

map-nan-na
Ảnh minh họa

Rồi tôi kể chị nghe, theo như các bác sĩ khuyến cáo, trẻ em mà béo quá dễ mắc những chứng bệnh nguy hiểm như tiểu đường tim mạch, cao huyết áp mất mạng như chơi.

Thấy chị vẫn đang chú ý lắng nghe lời mình. Mình kể tiếp câu chuyện vừa đọc được trên mạng về trường hợp 1 bé người nần nẩn ngấn mà mắc bệnh hiếm không có thuốc chữa luôn.
Em bé tầm chưa đầy một tuổi này có rất nhiều ngấn ở chân tay. Mỗi chi đều được chia thành 4 ngấn núc ních mà nhiều bình luận còn ví như những “khúc giò”.

Em bé này dường như rất bình thản, gương mặt không một biểu hiện gì cả, dạng chân gác lên hai bên bồn tắm và tận hưởng khoảnh khắc được làn nước xung quanh vỗ về cơ thể hết sức đẫy đà của mình.

Nhiều người thích thú trước đặc điểm tứ chi có phần kỳ lạ của em bé này. Nhiều người thậm chí còn ví tay chân em giống những quả bóng dài, được mẹ “tạo hình” bằng cách bơm căng phồng lên rồi nắn thành từng đoạn một.

Cũng có người “nghi ngờ” liệu tay chân cậu bé có phải là những quả trứng đặt nằm cạnh nhau xếp lại mà thành hay không…

Tuy nhiên, đằng sau hình ảnh bụ bẫm, đáng yêu của em bé lại là một căn bệnh ít ai ngờ tới. Em bé mắc căn bệnh hiếm gặp có tên Michelin.

Bệnh Michelin là gì và có nguy hiểm không?

Nhiều trẻ sơ sinh có quá nhiều ngấn trên tay chân, nhiều người nghĩ trẻ bụ bẫm nhưng thực tế trẻ mắc phải bệnh Michelin. Sở dĩ y khoa gọi bệnh này là Michelin vì người mắc bệnh có hình dáng cơ thể giống như logo của hãng sản xuất lốp xe Michelin. Hội chứng này ở trẻ là tình trạng di truyền.

Biểu hiện điển hình của bé mắc bệnh Michelin là tay chân quá nhiều ngấn.

Đặc trưng của bệnh này là có nhiều ngấn sâu, dạng vòng, đối xứng ở tứ chi và thân mình. Bệnh Michelin là bệnh hiếm gặp, thường kèm đa dị tật ngoài những bất thường ở các nếp gấp tay, chân, cổ như chẻ vòm, thoát vị niệu đạo, dị dạng mặt, dị dạng cơ quan sinh dục…

Hình ảnh một số em bé khác cũng bị mắc hội chứng Michelin, tuy bụ bẫm đáng yêu nhưng tiềm ẩn nguy cơn lớn về sức khỏe.

Các chuyên gia cho biết bất thường về ngấn khắp tứ chi có thể tự khỏi sau một tuổi. Tuy nhiên, ở một số trẻ có thể dẫn đến biến dạng mặt, chẻ vòm hầu, dị tật não, chậm phát triển tâm thần.

con-beo-me-lo_171032843
Béo phì

Ngoài ra, dù tự hết nhưng nếu không điều chỉnh chế độ ăn, trẻ có thể chuyển sang bệnh béo phì dạng nặng. Lúc đó, việc điều trị béo phì không đơn giản, trẻ dễ bị thêm nhiều bệnh khác như: cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, mỡ máu…

Theo Webtretho

Xem thêm: Vượt ngục phiên bản baby.

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Khi con có những dấu hiệu sau em khuyên các chị đưa con đi bệnh viện gấp coi chừng con bị hoại tử ruột

Lồng ruột ở trẻ nhỏ là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Mặc dù con số thống kê chưa được đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh…

Ăn thô sớm không hại dạ dày con, ăn dặm sớm mới gây hại

Có nhiều bố mẹ cho con ăn dặm sớm từ 4-5 tháng trở đi, đây là điều không cần thiết và thậm chí còn gây hại cho…

Con em 3 tháng tăng 7,9kg nhờ sữa mẹ thơm ngon sau khi uống thứ nước tự nấu, rẻ như cho không

Em chỉ cao 1,55m. Lúc bầu tăng thêm 11kg, tổng cộng cân nặng là 48kg. Cũng hy vọng con sinh ra sẽ được nặng ký một chút…