Vừa từ bệnh viện trở về nhà là em lên đây chia sẻ gấp với các mẹ để đừng ai mắc phải sai lầm như em lúc này nhé. Suýt chút nữa là em đã hại con em chỉ vì sự thiếu hiểu biết của mình.
Mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột, tình trạng khò khè, ngạt mũi, cảm cúm hay sốt nhẹ là một trong những triệu chứng phổ biến thường gặp ở con em. Nên những lúc như vậy, ngoài việc đưa con đi khám bác sĩ thì em cũng có mua thêm các dung dịch nước muối để rửa mũi cho bé nhằm giúp loại bỏ những dị vật, chất nhờn trong mũi, giúp bé dễ thở hơn. Và việc làm này dường như đã trở thành một thói quen mỗi khi con em bị viêm mũi hay ngạt mũi.
Nhưng mấy ngày gần đây, con bé 5 tuổi nhà em cứ hay kêu trong tai có gì đó làm khó chịu, em có xem sơ qua nhưng không thấy có gì bất thường. Thêm một ngày nữa thì con em than là bị đau nhức rất nhiều nên em tức tóc đưa con đi khám.
Bác sĩ cho biết là con em bị viêm tai giữa mà nguyên nhân là do thói quen rửa mũi cho con mỗi khi con có các biểu hiện viêm mũi, cảm cúm. Em cứ nghĩ làm vậy sẽ giúp con bớt khó chịu, nhanh khỏi bệnh, chứ đâu ngờ hậu quả lại như thế này.
Nằm chung phòng bệnh với con em cũng có một số bé cũng gặp phải tình trạng tương tự, có bé còn phải phẫu thuật để khôi phục thính lực, màng nhĩ và chỉnh hình hệ thống xương trong tai vì nó có nguy cơ hoại tử. Mặc dù được phẫu thuật nhưng khả năng nghe cũng đã giảm sút đáng kể.
Việc phát hiện viêm tai giữa ở trẻ trong giai đoạn đầu thường rất khó vì bệnh này có biểu hiện gần giống các bệnh hô hấp thông thường như sổ mũi, cảm cúm, nóng sốt, hay quấy khóc…
Một phần cũng do tâm lý chủ quan nên các bậc cha mẹ thường ít nghĩ đến viêm tai, chỉ khi đi khám mới phát hiện được. Bệnh này tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng nếu không điều trị ở giai đoạn đầu, bệnh có thể biến chứng thành những bệnh nguy hiểm như viêm tai giữa mạn tính, viêm xương chũm, viêm màng não và Cholesteatone (tức xương tai bị hoại tử).
Bác sĩ điều trị cũng đã hướng dẫn cho em và các mẹ khác cách rửa tai đúng cách cho con để đề phòng tình trạng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ.
Bước 1: Đặt bé nằm nghiêng sang một bên để cho phần đầu thấp hơn toàn bộ cơ thể.
Bước 2: Nhỏ vào mỗi bên mũi chỉ từ 1-2 giọt nước muối.
Bước 3: Dùng khăn mềm thấm nước muối và phần dịch chảy ra. Trong trường hợp dịch mũi đặc sệt khó thấm bằng khăm thì chúng ta có thể dùng dụng cụ hút mũi cho bé.
Lưu ý là khi rửa mũi cho các bé, nhất là trẻ sơ sinh thì các mẹ không nên dùng xi-lanh, kể cả loại nhỏ. Chỉ được sử dụng bình rửa mũi chuyên dụng với áp lực chuẩn được bán tại các nhà thuốc bệnh viện uy tín.
Ngoài ra, khi muốn vệ sinh mũi cho bé các mẹ chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý thông thường thay cho thuốc nhỏ mũi. Nếu bé bị nghẹt mũi nặng thì mới sử dụng đến thuốc nhỏ mũi và phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chứ không được tự ý mua thuốc.
Mọi người cũng nên hạn chế việc rửa mũi cho các bé vì điều này có thể làm mất đi lớp nhầy tự nhiên tạo độ ẩm càng làm tăng nguy cơ gây khô mũi, viêm mũi. Vì cũng đã có những trường hợp trẻ bị teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng chức năng khứu giác do thường xuyên rửa mũi.
Bởi vậy khi còn có bệnh thì tốt nhất nên đưa đi khám nhe các mẹ, chứ đừng dại dột như em nhé. Cũng may là con em cũng không để lại hậu quả vì nghiêm trọng, chứ không thì em ân hận lắm.
Theo WTT
Xem thêm: Cậu bé khóc thét không cho chị lấy chồng vì ‘như thế là tự làm khổ mình’