Cận cảnh sơ cứu trẻ hóc dị vật ‘đúng chuẩn’ do bác sĩ BV Bạch Mai hướng dẫn

Trong dịp Tết, trẻ nhỏ rất dễ bị hóc các dị vật như: hạt dưa, hạt bí, kẹo bánh, thạch, hạt quả… Khi trẻ bị hóc dị vật, nếu không được xử lý đúng cách có thể khiến trẻ bị tử vong.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi – bệnh viện Bạch Mai), hóc dị vật thường xảy ra đối với trẻ nhỏ. Khi trẻ bị hóc dị vật cha mẹ thường mất bình tĩnh, vì vậy nếu xử lý đúng cách và kịp thời mới không gây nguy hiểm đến tính mạng.

“Dị vật có trong đường thở từ 5-6 phút sẽ khiến bé ngừng thở, suy hô hấp dẫn tới tử vong”, bác sĩ Dũng nói.

Bác sĩ Dũng chia sẻ, khi sặc sữa, sặc cháo, hay hóc dị vật (thực phẩm cứng, đồ vật nhỏ…), cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần bình tĩnh và xử lý thật nhanh những thao tác như sau:

Bước 1:

1
Khi trẻ bị hóc dị vật, phụ huynh phải bình tĩnh bế trẻ lên, quay sấp người trẻ.
2
Bình tĩnh bế trẻ, để trẻ nằm sấp đối với trẻ nhỏ tuổi. Đối với trường hợp trẻ lớn hơn hoặc quá nặng có thể, để trẻ nằm sấp trên đùi.
3
Để trẻ nằm sấp lên đùi đối với trẻ lớn.

Bước 2:

4
Xác định vị trí dị vật để tác dụng lực nhằm đẩy dị vật ra ngoài.
5
Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai.

Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai. Hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên nhằm tống đẩy dị vật ra ngoài. Sau khi làm xong, nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức.

Bác sĩ Dũng khuyến cáo, trong trường hợp thấy trẻ còn cháo, sữa, canh… chảy từ mũi, miệng ra thì phụ huynh cần hút kỹ để thông đường thở cho con, tránh để dịch ứ đọng trong mũi, miệng trẻ.

Sau khi trẻ tỉnh táo, gọi xe đưa trẻ đi cấp cứu để bác sĩ trợ giúp.

Cách sơ cứu đối với trẻ trên 2 tuổi

6
Bế trẻ ôm vào trong bụng lấy 3 ngón tay ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức).

Bế trẻ ôm vào trong bụng lấy 3 ngón tay ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Làm động tác này tới khi nào bé thấy đỡ hơn, tỉnh táo hơn. Song song với việc đó là gọi xe cấp cứu.

Trẻ còn tỉnh táo, nói được, cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra sau lưng, ôm ngang thắt lưng bé, một tay tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp.

Trường hợp trẻ hôn mê, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, nắm 2 bàn tay thành 2 nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ, ấn mạnh liên tiếp tới khi nào bé tỉnh.

7
Đối với người lớn cũng làm tương tự với trẻ trên 2 tuổi

Lưu ý như sau:

8
Tuyệt đối không bế trẻ nằm ngửa, không dùng tay móc họng dị vật rất nguy hiểm cho trẻ.

Bài viết mang tính tham khảo!

Theo WTT

Xem thêm: Cách bảo quản thức ăn mà các mẹ cần biết!

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Khi con có những dấu hiệu sau em khuyên các chị đưa con đi bệnh viện gấp coi chừng con bị hoại tử ruột

Lồng ruột ở trẻ nhỏ là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Mặc dù con số thống kê chưa được đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh…

Ăn thô sớm không hại dạ dày con, ăn dặm sớm mới gây hại

Có nhiều bố mẹ cho con ăn dặm sớm từ 4-5 tháng trở đi, đây là điều không cần thiết và thậm chí còn gây hại cho…

Con em 3 tháng tăng 7,9kg nhờ sữa mẹ thơm ngon sau khi uống thứ nước tự nấu, rẻ như cho không

Em chỉ cao 1,55m. Lúc bầu tăng thêm 11kg, tổng cộng cân nặng là 48kg. Cũng hy vọng con sinh ra sẽ được nặng ký một chút…