Cách chữa nghẹt mũi khó thở cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà

Cách chữa nghẹt mũi khó thở cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà: Có thể cho con xông hơi bằng một bát nước nóng có pha 2-3 giọt tinh dầu (dầu tỏi, dầu oải hương, dầu bạc hà) hoặc tắm hơi nhẹ nhàng trước khi ngủ. Khi bé được hít thở trong hơi nước nóng sẽ làm dịch đờm trong mũi họng dễ dàng thoát ra, giúp ngăn ngừa tình trạng ngạt mũi về đêm.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Cách ngăn ngừa ngạt mũi kéo dài ở trẻ?

Trẻ sơ sinh thường dễ mắc các bệnh về mũi do sức đề kháng còn non yếu. Một trong số đó phải kể đến triệu chứng nghẹt mũi do tiếp xúc với các chất gây kích thích dị ứng, nhiễm virus và vi khuẩn hoặc thay đổi độ ẩm. Khi đó, cha mẹ cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục cho bé tránh trường hợp bé không thở được dẫn đến mệt mỏi, quấy khóc, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Trước hết, bạn cần cải thiện môi trường trong nhà, dù nhà bạn chật hay rộng, có nhiều cửa sổ hay không. Hãy luôn cố gắng giữ cho không khí trong phòng sạch thoáng, vệ sinh các chỗ khuất trong nhà thường xuyên để diệt nấm mốc. Nếu gia đình có sử dụng điều hòa nhiệt độ hay quạt sưởi, hãy vệ sinh định kì và để nhiệt độ phù hợp (27-28 oC với máy lạnh, 20-25 oC với quạt sưởi).

hi đi ngủ, luôn cho con mặc trang phục rộng, thoáng bằng vải cotton, tuyệt đối không để con mặc áo ướt đi ngủ. Các em bé khi ngủ hay có “tật xấu” là đạp chăn; bạn có thể khắc phục bằng cách cho con dùng túi ngủ; mặc đồ ngủ kiểu pijama/đồ ngủ liền quần hoặc đeo thêm 1 tấm yếm vào cổ con khi ngủ.
Khi đi ngủ, luôn cho con mặc trang phục rộng, thoáng bằng vải cotton, tuyệt đối không để con mặc áo ướt đi ngủ. 

– Cho con ngủ đủ giấc vì nếu thiếu ngủ, hệ miễn dịch của bé sẽ suy yếu và dễ bị vi khuẩn tấn công. Số giờ ngủ tiêu chuẩn của bé phân theo độ tuổi như sau

Sơ sinh: 18 giờ/ngày

Mẫu giáo: 12-14 giờ/ngày

Tiểu học: 11 giờ/ngày

– Thường xuyên rửa tay cho bé vì 80% các loại bệnh nhiễm trùng đều lây qua tiếp xúc. Hãy rửa tay cho trẻ mỗi khi ra ngoài về, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Luôn giữ môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ, đặc biệt khi trong nhà có người bị bệnh. Mẹ nên dạy trẻ cách xì mũi, che miệng khi ho; không dùng chung bát ăn, cốc uống nước, bàn chải răng… để tránh lây lan vi khuẩn.

Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Nếu như gia đình đã tuân thủ nguyên tắc trên mà con vẫn bị ngạt mũi khi ngủ thì bạn có thể lưu ý một số phương pháp xử lý khi trẻ bị ngạt mũi về đêm như sau:

Cho con uống siro :Để giảm nhanh triệu chứng ngạt mũi về đêm. Hiện đã có siro chuyên dùng cho trẻ em, giúp giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi .Bạn có thể cho con uống sau khi rửa mũi, dùng song song với phương pháp rửa mũi để con có hơi thở nhẹ nhàng, cảm thấy dễ chịu. Bạn nên chọn các loại Siro ho có vị ngọt dễ uống, không phải là kháng sinh và có thể dùng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên.

Nhỏ nước muối sinh lý :(Natri Clorid 0,9%) vào mỗi bên lỗ mũi cho bé để làm loãng dịch mũi. Mát xa nhẹ nhàng từng bên mũi. Dùng nước muối là một biện pháp an toàn và phổ biến để chữa nghẹt mũi cho bé. Muối có tính kháng khuẩn rất tốt nên có tác dụng làm thông mũi hiệu quả. Các mẹ có thể dùng nước muối theo 2 cách. Cách 1 là mua thuốc nhỏ mũi dạng muối sinh lý hay dạng nước biển (dùng được cho các bé). Bạn chú ý nên hỏi rõ bác sĩ hoặc người bán thuốc loại chuyên dùng cho bé và nên mua ở những cơ sở uy tín. Cách 2, các bạn có thể tự chuẩn bị nước muối nhỏ mũi cho con ngay tại nhà bằng cách pha một cốc nước ấm với một nửa thìa cafe muối ăn là được. Khi nhỏ giọt dung dịch nước muối vào lỗ mũi của bé cần lưu ý, chỉ một giọt cho mỗi lỗ mũi là đủ.

Hút sạch dịch mũi :Sau khi nhỏ mũi cho con, giúp bé khai thông đường thở. Các dụng cụ hút mũi được bán rất nhiều ở các hiệu thuốc hoặc cửa hàng chuyên bán đồ trẻ em. Nhớ rửa lại dụng cụ hút mũi bằng nước sạch nhiều lần sau khi hút mũi xong.

Có thể cho con xông hơi :Bằng một bát nước nóng có pha 2-3 giọt tinh dầu (dầu tỏi, dầu oải hương, dầu bạc hà) hoặc tắm hơi nhẹ nhàng trước khi ngủ. Khi bé được hít thở trong hơi nước nóng sẽ làm dịch đờm trong mũi họng dễ dàng thoát ra, giúp ngăn ngừa tình trạng ngạt mũi về đêm. Mẹ có thể cho bé xông hơi trong lúc tắm bằng nước nóng bốc hơi hoặc dùng một số loại thảo dược như lá kinh giới, lá tre,… với lượng ít rồi nấu nước lên xong hơi cho bé. Tiếp xúc với hơi nước có thể giúp làm loãng các dịch nhờn được hình thành trong mũi bé. Điều này cũng giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở. Tuy nhiên, vì sức chịu đựng và đề kháng của trẻ còn non yếu nên cha mẹ cần hết sức chú ý khi dùng biện pháp này. Không nên để hơi quá nóng hoặc nước xông quá đậm mùi sẽ khiến bé khó thở.

Đề phòng mất nước: Khi ngạt mũi, bé phải thở bằng miệng và điều này làm bé dễ bị mất nước. Do đó hãy cho bé bú thêm hoặc uống thêm nhiều nước lọc, nước trái cây, dung dịch bù điện giải (Oresol). Hãy cho trẻ uống nhiều nước, chất lỏng sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng tốt với các loại vi trùng cũng như chống nhiễm trùng. Do đó, mẹ cần bổ sung thêm lượng nước cho bé bằng cách cho bé uống thêm nước, bú sữa mẹ, uống sữa bột, sữa bò tươi, súp…

Hãy ôm ấp, vỗ về và quan tâm bé nhiều hơn: Vì nhiều bé (nhất là trẻ sơ sinh) sẽ khá hoảng sợ khi bé thấy mình không thể thở bằng mũi. Điều này thực sự rất quan trọng với đứa con bé bỏng của chúng ta!

Sử dụng tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà có tác dụng kích thích các mạch máu dãn ra, “mở lối” cho không khí đi vào, giúp trẻ hít thở dễ dàng trong những ngày ngạt mũi. Mẹ có thể đốt tinh dầu bạc hà trong phòng để tạo hương thơm nhẹ nhàng. Nhưng mẹ cần lưu ý quan sát trẻ xem liệu mùi hương như vậy có quá mạnh đối với trẻ hay không và nên ngưng sử dụng khi trẻ có dấu hiệu thở khò khè hơn.

Kê gối cao và day cánh mũi cho trẻ khi ngủ: Đây là cách dân gian hay dùng mỗi khi thấy trẻ bị ngạt mũi và cho hiệu quả cao. mẹ chỉ cần cho gối của bé cao hơn thường ngày để bé dễ thở. Cùng với đó, mẹ nên dùng 2 mu bàn tay day day cánh mũi cho bé, bảo đảm bé sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.

Ngạt mũi, đặc biệt là ngạt mũi về đêm thực sự là một cảm giác không dễ chịu chút nào đối với các em bé. Nếu cha mẹ thực hiện đúng các bước trên thì tình trạng ngạt mũi về đêm sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi. Nhớ là, không tự ý cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào khi bé dưới 3 tháng tuổi. Nếu con có biểu hiện khò khè, khó thở kéo dài hoặc kèm theo sốt, vật vã thì hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay. Trẻ bị ngạt mũi thường cảm thấy khó chịu và bức bối, sinh ra quấy khóc liên tục. Mẹ cần nhanh chóng áp dụng một trong số các biện pháp trên để khắc phục tình trạng bệnh cho bé. Bé sẽ thoải mái vui chơi và ngủ ngon mà không bị những con khò khè hỏi thăm nữa.

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Khi con có những dấu hiệu sau em khuyên các chị đưa con đi bệnh viện gấp coi chừng con bị hoại tử ruột

Lồng ruột ở trẻ nhỏ là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Mặc dù con số thống kê chưa được đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh…

Ăn thô sớm không hại dạ dày con, ăn dặm sớm mới gây hại

Có nhiều bố mẹ cho con ăn dặm sớm từ 4-5 tháng trở đi, đây là điều không cần thiết và thậm chí còn gây hại cho…

Con em 3 tháng tăng 7,9kg nhờ sữa mẹ thơm ngon sau khi uống thứ nước tự nấu, rẻ như cho không

Em chỉ cao 1,55m. Lúc bầu tăng thêm 11kg, tổng cộng cân nặng là 48kg. Cũng hy vọng con sinh ra sẽ được nặng ký một chút…