Các bước xử lý khi trẻ ngã đập đầu xuống đất cho ba mẹ để cứu sống con kịp thời

Như các mẹ cũng đã biết, việc trẻ nô đùa hay đang vui chơi mà bị ngã đập đầu xuống đất rất nguy hiểm. vậy, khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất, các mẹ nên xử lý như thế nào?

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất

Việc trẻ bị ngã đập đầu xuống đất mà không được kiểm tra hay có những biện pháp xử lý kịp thời thì có thể gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những cách xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất nhé.

Khi trẻ bị đập đầu xuống đất, mẹ nên làm gì?

Chú ý theo dõi các triệu chứng

Sau lần ngã u đầu của trẻ, ba mẹ nên để ý theo dõi tình hình của bé trongvòng 1-2 ngày. Nếu bé vẫn tỉnh táo, vui vẻ, hoạt động bình thường và không có bất kỳ dấu hiệu lạ kỳ nào khác, bạn có thể an tâm.

Tuy nhiên, bất kỳ triệu chứng cho thấy trẻ mất ý thức hoặc hộp sọ bị biến dạng bất thường, ngay lập tức phải đưa trẻ đi đến trung tâm y tế gần nhất.

Những dấu hiệu nguy hiểm khác bao gồm nôn, buồn ngủ, khó chịu, ăn kém, khóc nhiều, gặp khó khăn khi cử động bộ phận nào đó của cơ thể.

8xu-ly-khi-tre-bi-nga-dap-dau-xuong-dat-1-phunutodayvn-0944
Ảnh minh họa

Những giới hạn an toàn

Chấn thương đầu nếu không được chăm sóc kịp thời sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường. Tuy nhiên, cũng đừng vì thế mà ba mẹ quan trọng hóa vấn đề. Chuyện trẻ sơ sinh vô tình bị đập đầu xuống nền không phải chuyện hi hữu, vì vậy không có gì bất thường nếu sau ca chấn động nhẹ, trẻ phản ứng bằng cách khóc lóc, sau đó quá mệt và muốn đi ngủ.

Trừ khi trẻ buồn ngủ liên tục và kéo dài dù đã được ngủ đủ, lúc đó mới đáng lo ngại. Còn không, mẹ nên vỗ về bé ngủ ngon để dưỡng sức và cảm thấy tốt hơn sau đó.

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Sau khi ngã, ở đầu bé có thể nổi lên cục bướu rất to. Hãy tiến hành chườm lạnh chỗ này trong vòng 20 phút. Nếu cần, sau khi nghỉ 5 phút có thể chườm thêm 20 phút nữa. Hãy kiên trì, rồi bạn sẽ thấy cục bướu nhỏ đi. Giữ bé ngồi yên để chườm là điều rất khó nhưng bạn nên cố gắng. Đôi lúc, sau khi lành, bướu có thể để lại tổ chức vôi hóa dưới da to bằng hạt đậu. Chườm lạnh có thể giúp ngăn ngừa hiện tượng này. Tuy nhiên, các mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ nếu thấy xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ chấn thương sọ não sau đây:

+ Bất tỉnh:

Nếu bé bị bất tỉnh, dù chỉ vài giây, cũng có thể nghĩ rằng lực va đập đủ mạnh để gây khối máu tụ. Nếu bé khóc thét ngay sau khi ngã thì cha mẹ có thể yên tâm là con mình vẫn tỉnh táo.

+ Rối loạn tri giác:

Ngay sau ngã, bé vẫn tỉnh táo nhưng sau đó một thời gian lại có những dấu hiệu bất thường như kích động khó dỗ, lơ mơ, tiếp xúc kém (bé không thể tập trung chú ý vào bạn, không nhìn vào mắt bạn, không làm theo yêu cầu của bạn, không nhận ra người thân trong gia đình.

+ Nôn:

Nếu bé nôn từ 3 lần trở lên thì cần đi khám bác sĩ. Thông thường, sau khi ngã, ngay cả khi không có chấn thương sọ não, nhiều bé vẫn có thể nôn 1 hay 2 lần, do khóc, ho hoặc đơn giản là do sự va đập của hộp sọ.

Đề phòng trường hợp bé nôn, trong vòng vài giờ đầu sau khi bị ngã, chỉ nên cho bé uống nước trong hoặc bú sữa mẹ, không nên cho bé dùng thức ăn đặc.

8xu-ly-khi-tre-bi-nga-dap-dau-xuong-dat-2-phunutodayvn-0945
Ảnh minh họa

Ngoài ra, các mẹ cũng nên chú ý một số hiện tượng sau đây nhé:

+ Đi loạng choạng, mất thăng bằng.

+ Quấy khóc nhiều bất thường, không thể dỗ.

+ Đau đầu liên tục, đặc biệt xấu nếu đau đầu ngày càng tăng.

+ Những dấu hiệu mắt:

Trong vòng 24 giờ sau ngã có thể xuất hiện các dấu hiệu như mắt lác, đồng tử hai bên không đều, bé vấp ngã hoặc lao vào các đồ vật như thể không nhìn thấy chúng. Trẻ lớn có thể nhìn mờ, nhìn đôi (nhìn một hóa hai).

+ Chảy máu hoặc chảy nước từ lỗ mũi hoặc lỗ tai

+ Yếu liệt tay hoặc chân.

+ Ngủ nhiều hơn so với bình thường

+ Ngoài ra, các mẹ cũng cần nên chú ý các dấu hiệu: Màu da chuyển từ hồng sang nhợt nhạt, tím tái; nhịp thở không đều, có những đợt thở rất nông hoặc cơn ngừng thở 10-20 giây; co giật,… .thì cũng cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Theo WTT

Xem thêm: Em bé phấn khích khi lần đầu tiên được nghịch nước.

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Khi con có những dấu hiệu sau em khuyên các chị đưa con đi bệnh viện gấp coi chừng con bị hoại tử ruột

Lồng ruột ở trẻ nhỏ là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Mặc dù con số thống kê chưa được đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh…

Ăn thô sớm không hại dạ dày con, ăn dặm sớm mới gây hại

Có nhiều bố mẹ cho con ăn dặm sớm từ 4-5 tháng trở đi, đây là điều không cần thiết và thậm chí còn gây hại cho…

Con em 3 tháng tăng 7,9kg nhờ sữa mẹ thơm ngon sau khi uống thứ nước tự nấu, rẻ như cho không

Em chỉ cao 1,55m. Lúc bầu tăng thêm 11kg, tổng cộng cân nặng là 48kg. Cũng hy vọng con sinh ra sẽ được nặng ký một chút…