Bệnh suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh nguyên nhân và cách điều trị

 

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Bệnh suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh nguyên nhân và cách điều trị một cách khoa học đúng đắn nhất giúp mẹ hạn chế tình trạng bệnh của trẻ. Bệnh suy hô hấp cấp là một trong những bệnh mang đến nguy cơ tử vong hàng đầu cho trẻ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy hô hấp ở trẻ sơ sinh nên các mẹ phải có dấu hiệu nhận biết cũng như cách chăm sóc điều trị tốt nhất giúp trẻ hoàn toàn giảm nguy cơ của bệnh. Sau đây, mecuti.vn sẽ chia sẻ với các mẹ thông tin về bệnh suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh giúp các mẹ có thêm nhiều thông tin bổ ích.

Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ suy hô hấp có biểu hiện triệu chứng lúc sinh hoặc vài giờ sau sinh: thở nhanh (trên 60 lần/phút), thở rên, rút lõm ngực, tím tái (do thiếu ôxy máu), phập phồng cánh mũi cũng là dấu hiệu suy hô hấp. Trẻ dần dần đuối sức, dẫn đến nhịp thở chậm lại và ngưng thở.

Trong các tế bào phế nang, một loại có vai trò trao đổi khí, loại 2 chuyên tổng hợp và dự trữ surfactant. Hai loại tế bào này chỉ bắt đầu biệt hóa từ tuần thai thứ 24, chủ yếu vào khoảng tuần thứ 34. Do đó, những trẻ sinh non trước 34 tuần tuổi có nhiều nguy cơ bị xẹp phổi dẫn đến suy hô hấp do không có đủ chất surfactan.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngoài việc thiếu surfactant, một nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh dễ bị suy hô hấp là cấu trúc phổi chưa hình thành đầy đủ (các phế nang chỉ bắt đầu hình thành từ tuần lễ thứ 30). Hậu quả là sự trao đổi khí có hiệu quả thấp vì nó xảy ra chủ yếu ở các tiểu phế quản. Ở trẻ sinh non, các cơ hô hấp cũng chưa phát triển đầy đủ, lồng ngực mềm nên phổi dễ bị xẹp.

Nguyên nhân suy hô hấp ở trẻ

Di truyền: Ở một bà mẹ từng sinh con non tháng bị suy hô hấp, nguy cơ này ở lần sinh sau lên đến 90%. Căn bệnh suy hô hấp sơ sinh chiếm tỷ lệ cao ở người da trắng; trẻ nam dễ bị và bị nặng hơn trẻ nữ (vì androgen ức chế việc sản xuất surfactant).

Mẹ bị tiểu đường: Mức đường huyết cao của mẹ khiến hàm lượng insulin của thai cao hơn bình thường. Insulin kìm hãm sự trưởng thành tế bào phế nang sản xuất surfactan, khiến tỷ lệ sinh con suy hô hấp của các bà mẹ tiểu đường cao gấp 6 lần những phụ nữ khác

Tổn thương chu sinh: Ngạt và xuất huyết trước sinh làm tăng nguy cơ suy hô hấp. Tình trạng thiếu ôxy máu và axit máu, tụt huyết áp sẽ ức chế sự tổng hợp surfactant, phá hủy tế bào phế nang chuyên làm nhiệm vụ trao đổi khí và mao mạch phổi, dẫn đến phù phổi, suy giảm chức năng surfactant. Ngoài ra, trẻ bị hạ thân nhiệt khi sinh cũng gây thiếu ôxy máu và axit máu, ức chế chức năng surfactant.

Sinh mổ: Quá trình chuyển dạ phóng thích các hoóc môn nhóm catecholamin và steroid, kích thích sản xuất và phóng thích surfactant, dẫn đến tăng tái hấp thu dịch phổi qua hệ bạch huyết phổi. Nếu được sinh mổ lúc bà mẹ chưa chuyển dạ, trẻ dễ bị thiếu surfactant và có lượng dịch trong phổi cao.

Điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Nguyên tắc chung trong quá trình điều trị suy hô hấp ở trẻ là dùng surfactant thay thế, đảm bảo tốt thông khí và oxy máu, duy trì khả năng chuyên chở oxy, có thể hỗ trợ cho trẻ thở bằng bình ôxy.

Ngoài ra, cần cung cấp đủ năng lượng, điều trị các nguyên nhân gây ra suy hô hấp, áp dụng các phương pháp hỗ trợ như bảo vệ thân nhiệt, dinh dưỡng, hỗ trợ tuần hoàn và điều trị nhiễm trùng cho trẻ.

Suy hô hấp là hội chứng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hô hấp của trẻ, do đó việc đầu tiên khi điều trị bệnh là thông đường thở cho trẻ, nhất là đối với trẻ suy thở do sặc sữa hoặc sặc đờm dãi.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bạn có thể sử dụng tay quấn vải hoặc các dụng cụ y tế chuyên dụng để lau khô sạch miệng và họng của trẻ. Nhanh chóng hút mũi cho trẻ. Do trẻ vừa mới sinh còn bé và sức khỏe yếu, sức đề kháng chưa tốt, đặc biệt là trẻ sinh non. Vì vậy tất cả các hành động phải làm nhanh và nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc miệng của trẻ.

Nếu trẻ đã rơi vào trạng thái hôn mê, cần hút đờm nhớt, ngửa đầu, nâng cằm trẻ, đặt ống thông miệng hầu.

Trong điều trị các triệu chứng, bác sĩ thường dùng thủ thuật Heimlich (là thủ thuật dùng để cấp cứu khi có dị vật lọt vào choán gần hết diện tích của đường thở) với trẻ trên 2 tuổi, ấn ngực vỗ lưng với trẻ dưới 2 tuổi. Ngoài ra có thể sử dụng khí dung Adrenaline 1%, Dexamethasone để điều trị giúp lưu thông khí tốt hơn.

Khi trẻ bị suy hô hấp, lượng oxy bị thiếu hụt nghiêm trọng do đó cần kịp thời cung cấp oxy cho trẻ. Khi trẻ có các biểu hiện như tím tái hoặc thở co lõm ngực nặng, thở nhanh trên 70 lần/phút bạn có thể cung cấp Oxygen cannula 30-40 % cho trẻ với liều lượng là 0.5-3 l/ph, hoặc 1-6 l/ph tùy thuộc vào độ tuổi và chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng tới bình oxy để hỗ trợ thở cho trẻ suy hô hấp

Nếu bệnh nhân ngừng thở hoặc thở không tốt có thể sử dụng đến bóng Mask ở nội khí quản giúp bệnh nhân thở tốt hơn. Sử dụng tới bình oxy để hỗ trợ thở cho trẻ suy hô hấp, thở bằng phương pháp CPAP nếu trẻ có một số bệnh lý về phổi như viêm phổi, phù nặng, bệnh viêm màng trong…

Chú ý nếu trẻ bị số cao trên 38 độ C cần phải giảm lượng tiêu thụ oxygen để tránh phát một số bệnh liên quan tới não, thần kinh và tim mạch. Duy trì cung lượng tim đầy đủ bằng dịch truyền, thuốc tăng co bóp tim…

Phòng ngừa viêm nhiễm trùng cho trẻ khi mắc suy hô hấp cần đặc biệt quan tâm. Nguyên nhân là do nếu trẻ mắc viêm nhiễm trong quá trình điều trị, hiệu quả điều trị sẽ không cao, trẻ dễ có khả năng bị tái phát bệnh và điều trị lần sau sẽ vô cùng khó khăn.

Do đó các dụng cụ hô hấp, các dụng cụ khác như hút đờm, nội khí quản phải được vô trùng tuyệt đối. Cha mẹ nên chú ý khi trẻ có các triệu chứng suy hô hấp cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện để được thăm khám và cấp cứu kịp thời.

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Khi con có những dấu hiệu sau em khuyên các chị đưa con đi bệnh viện gấp coi chừng con bị hoại tử ruột

Lồng ruột ở trẻ nhỏ là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Mặc dù con số thống kê chưa được đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh…

Ăn thô sớm không hại dạ dày con, ăn dặm sớm mới gây hại

Có nhiều bố mẹ cho con ăn dặm sớm từ 4-5 tháng trở đi, đây là điều không cần thiết và thậm chí còn gây hại cho…

Con em 3 tháng tăng 7,9kg nhờ sữa mẹ thơm ngon sau khi uống thứ nước tự nấu, rẻ như cho không

Em chỉ cao 1,55m. Lúc bầu tăng thêm 11kg, tổng cộng cân nặng là 48kg. Cũng hy vọng con sinh ra sẽ được nặng ký một chút…