Bệnh có thể khiến trẻ suy tim, cha mẹ thường nhầm với phát ban hay quai bị

Theo bác sĩ, Kawasaki là một bệnh có biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong ở trẻ nên cha mẹ cần để ý những dấu hiệu sớm của bệnh này.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Mới đây, bệnh nhi NTTK. (27 tháng tuổi, huyện Kế Sách, Sóc Trăng) bị sốt cao 4 ngày liền, góc hàm trái sưng to, người nổi nhiều mẩn đỏ. Bố mẹ bé cho rằng, bé K. mắc quai bị nên đưa đến một phòng khám tư nhân điều trị.

Tuy nhiên, sau mấy ngày điều trị, tình trạng của bé ngày càng nặng. Lúc này gia đình mới đưa bé đến bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ cấp cứu. Các bác sĩ kết luận, bé mắc bệnh Kawasaki, cần điều trị đặc biệt.

Tương tự, trong năm 2016 BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) cũng ghi nhận vài chục trường hợp mắc căn bệnh này nhưng đa số bệnh nhi nhập viện trong tình trạng khá nặng. Bệnh nhi thường trải qua nhiều giai đoạn điều trị, phụ huynh mới biết con mình mắc căn bệnh kỳ lạ này.

Liên quan đến căn bệnh nguy hiểm trên, để các bậc phụ huynh nhận biết sớm bệnh, phóng viên Emdep.vn đã có cuộc trao đổi với PGS TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội.

Theo TS Dũng, bệnh Kawasaki (hội chứng da niêm mạc hạch bạch huyết) do một người Nhật Bản phát hiện ra và thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh này nguy hiểm và có thể gây tử vong cao ở trẻ.

bac-si-162437331
Bác sĩ Dũng giải đáp về loại bệnh nguy hiểm trên.

Được biết, biểu hiện lâm sàng của bệnh là bé đang khỏe mạnh, đột nhiên sốt cao sau kèm phát ban, đặc biệt ban nổi ở người sau đó nổi ở bàn tay và môi, lưỡi.

“Môi của bệnh nhân đỏ sẫm, thậm chí lưỡi cũng đỏ, mắt bé bị viêm kết mạc, mắt đỏ, khó mở mắt. Sau đó bệnh nhân sẽ bị sưng hạch ở cổ”, TS Dũng nói.

Theo TS Dũng, khi bé mắc bệnh và sốt, dù được bác sĩ cho dùng thuốc kháng sinh vẫn tiếp tục sốt. Sau khi hết sốt, bệnh nhân bị bong da ở tay, môi đỏ sẫm, thường 1-2 tuần mới khỏi sốt.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh Kawasaki

Tiến sĩ Dũng lưu ý: “Bệnh Kawasaki có một biến chứng rất nguy hiểm là làm viêm mạch máu, viêm mạch vành. Bởi vì, mạch vành là mạch máu để nuôi tim. Khi các mạnh vành bị viêm thường phình lên dẫn đến việc giãn mạch máu, người ta gọi là phình mạch vành”.

Điều này có thể dẫn đến suy tim khi chỗ phình của mạch vành bị vỡ ra. Đặc biệt. biến chứng này nguy hiểm, vì 1,2 tuần sau khi hết sốt sẽ khó cứu chữa.

benh-162455683
Biểu hiện của bệnh. Ảnh minh họa.

Theo BS.Dũng, bản thân bệnh Kawasaki không nguy hiểm. Nhưng đáng lo nhất là biến chứng phình mạch vành. Ban đầu rất khó xác định, vì các biểu hiện của bệnh chung chung, nếu muốn phát hiện rõ bệnh phải siêu âm tim.

Về phương pháp điều trị bệnh, TS Dũng nói: “Khi bác sĩ thăm khám và chẩn đoán ra bệnh Kawasaki sẽ được điều trị bằng 2 thuốc chính:

Uống Aspirin làm giảm đau, hạ sốt, chống viêm và phòng ngừa tắc động mạch vành (thuốc này dùng liều cao, dùng lâu dài).

Truyền tĩnh mạch Gamma globulin nhằm phòng ngừa biến chứng giãn phình mạch vành (thuốc này phải dùng liều cao, truyền tĩnh mạch ngay lập tức. Sau khi truyền thuốc này, bệnh nhân đang sốt cao nhưng có thể hạ sốt ngay lập tức và giảm được nguy cơ giãn mạch vành”.

Theo TS Dũng, sau khi được truyền đúng loại thuốc và đã ngăn được nguy cơ tử vong, trẻ vẫn phải tiếp tục theo dõi thêm một thời gian dài.

Trong 6 tháng đầu, bệnh nhân phải siêu âm hàng tháng, 3 tháng phải siêu âm tim một lần để kiểm tra xem đã khỏi giãn mạch vành hay chưa.

“Đây là một bệnh cấp tính nhưng điều trị lại kéo dài vì liên quan đến tim mạch và có nguy cơ gây tử vong cao. Vì vậy, để con em mình không bị rơi vào tình trạng nguy hiểm, các bậc phụ huynh hãy chú ý những biểu hiện ban đầu của con”, TS Dũng cho biết.

Qua đây, TS Dũng cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh khi thấy con bị sốt cao kéo dài, luôn nhắm mắt do sợ ánh sáng, sưng hạch ở một bên vùng cổ hay dưới hàm, hạch to hơn 1,5 cm, không có mủ, môi trẻ rất đỏ, kèm theo nứt khô, có khi rỉ máu… hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

“Trước đây, khi cha mẹ phát hiện con bị bong da hay sốt lâu không khỏi mới đưa đi viện. Lúc này, do điều trị muộn nên có nhiều trẻ bị giãn mạch vành gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, để hạn chế nguy cơ tử vong hay mắc bệnh tim mạch lâu dài, trẻ cần được chẩn đoán và điều trị sớm”, TS Dũng khuyến cáo.

Theo Emdep

Xem thêm: Anh chồng đảm, tắm cho con khiến nhiều bà mẹ phải ghen tị.

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Khi con có những dấu hiệu sau em khuyên các chị đưa con đi bệnh viện gấp coi chừng con bị hoại tử ruột

Lồng ruột ở trẻ nhỏ là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Mặc dù con số thống kê chưa được đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh…

Ăn thô sớm không hại dạ dày con, ăn dặm sớm mới gây hại

Có nhiều bố mẹ cho con ăn dặm sớm từ 4-5 tháng trở đi, đây là điều không cần thiết và thậm chí còn gây hại cho…

Con em 3 tháng tăng 7,9kg nhờ sữa mẹ thơm ngon sau khi uống thứ nước tự nấu, rẻ như cho không

Em chỉ cao 1,55m. Lúc bầu tăng thêm 11kg, tổng cộng cân nặng là 48kg. Cũng hy vọng con sinh ra sẽ được nặng ký một chút…