2 cách tuyệt vời giúp các ông bố bà mẹ dỗ trẻ sơ sinh nín khóc ngay tức thì

Cách phản ứng của cha mẹ khi nghe thấy con khóc đã được chứng minh là có tác động quan trọng đến việc làm trẻ ngừng khóc.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Khóc là bản năng của mỗi đứa trẻ, là lời chào thế giới đầu tiên của trẻ khi rời bụng mẹ, là ngôn ngữ để trẻ bày tỏ những nhu cầu của mình. Những âm thanh nức nở, những tiếng thút thít “oe oe” đủ sức thôi thúc khiến cha mẹ phải cuống cuồng dỗ dành, nuông chiều theo những nhu cầu của bé.

Có những đứa trẻ rất ngoan, chúng nằm im cả ngày hay thỉnh thoảng thổn thức đôi chút vì khó chịu. Nhưng cũng có những đứa trẻ rất tinh ranh, chúng nhanh chóng nhận ra rằng mình càng khóc thì cha mẹ càng nuông chiều nên nhiều trẻ đã sử dụng tiếng khóc là vũ khí sắc bén để điều khiển cha mẹ. Trẻ khóc suốt ngày đêm, chỉ muốn được bế bồng ở trên tay, chỉ muốn được cha mẹ ôm ấp. Và việc làm thế nào để trẻ nín khóc là một vấn đề khiến cho các cha mẹ đau đầu. Bởi càng dỗ thì trẻ càng khóc to hơn và lâu hơn. Mà bỏ mặc thì cha mẹ không đành lòng. Nhưng nếu cha mẹ làm theo 2 cách sau thì có thể giảm thiểu được phần nào nhu cầu khóc của trẻ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vỗ về trẻ ngay khi trẻ mới bắt đầu khóc

Cách phản ứng của cha mẹ khi nghe thấy con khóc đã được chứng minh là có tác động quan trọng đến việc làm trẻ ngừng khóc. Một nghiên cứu của Bệnh viện John Hopkins đã tiến hành khi họ theo dõi 26 cặp trẻ sơ sinh và mẹ trong suốt một thời gian dài. Họ phát hiện ra rằng các phản ứng nhất quán và kịp thời của mẹ có liên quan đến tần suất và thời gian khóc của trẻ sơ sinh.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Khi các bé sơ sinh được 1 tuổi, chúng tôi quay lại kiểm tra thì thấy sự khác biệt trong cách khóc của mỗi đứa trẻ. Điều này phản ánh cách thức mà cha mẹ đã đáp lại với trẻ khi nghe tiếng khóc của con mình. Ôm ấp, dỗ dành, vuốt ve trẻ là cách đơn giản và hiệu quả nhất mà các cha mẹ thường làm để trẻ không khóc nữa. Tuy nhiên, sự tiếp xúc vật lý này chỉ có hiệu quả khi cha mẹ đến dỗ lúc trẻ mới bắt đầu khóc. Nếu cha mẹ để trẻ khóc lâu rồi mới dỗ thì cách này sẽ không có hiệu quả cho những tháng về sau”.

Nghiên cứu này đã gặp một số phản biện cho rằng việc trẻ ngừng khóc là do mọi người đang sống trong một xã hội phát triển, và cha mẹ có đủ điều kiện để đáp ứng được hết những gì mà trẻ mong đợi. Nhưng khi xem lại một nghiên cứu trong những năm 1970, các nhà khoa học nhận thấy nhu cầu phát triển và sinh lí của trẻ từ xưa tới giờ vẫn giữ nguyên, không hề thay đổi cho dù cuộc sống xã hội thay đổi và phát triển ra sao.

Nhiều ý kiến nói rằng bế bồng, ôm ấp, đáp ứng nhu cầu khi trẻ khóc là cha mẹ đang nuông chiều và làm hư trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ nên biết việc ngó lơ khi trẻ sơ sinh khóc sẽ khiến cho não của trẻ bị “ngập” trong hormone gây stress tên là cortisol. Ngay cả khi trẻ đã ngừng khóc rồi thì cortisol vẫn còn ở mức cao trong não. Và các chuyên gia cùng các nhà nghiên cứu giấc ngủ trẻ em hàng đầu thế giới đều nhất trí rằng: Khóc rất có hại đối với trẻ sơ sinh.

Các nhà khoa học cũng lý giải vì sao trẻ hay khóc với lý do rất đơn giản là vì từ khi sinh ra cho đến khi được 6 tháng tuổi, trẻ vẫn chưa nhận thức được mình là một cá thể riêng biệt. Trẻ vẫn nghĩ mình và mẹ là một. Chín tháng mười ngày là thời gian khá dài trẻ được bảo bọc trong cơ thể mẹ, nên các bé vẫn chưa thể hiểu được tại sao mình và mẹ lại đột ngột tách rời khỏi nhau. Do đó, những cử chỉ ôm ấp, dỗ dành của cha mẹ sẽ giúp trẻ bình tĩnh hơn, dần dần trẻ sẽ học được cách điều khiển cảm xúc của mình.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trẻ sẽ nín khóc nếu được cha mẹ địu

Một nghiên cứu của Viện Y Học Quốc Gia công bố trên tạp chí Pediatrics chỉ ra rằng những em bé được cha mẹ địu ít khóc hơn trẻ không được địu: “Trong giai đoạn khóc nhiều nhất là 6 tuần tuổi, thì trẻ được cha mẹ địu sẽ giảm 43% thời gian quấy khóc so với toàn bộ thời gian trong ngày và giảm được 51% thời gian quấy khóc vào buổi tối (từ 16h cho tới nửa đêm)”.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng: “Địu trẻ bên người giúp cải thiện tình trạng khóc của trẻ bằng cách giảm thời gian khóc và thay đổi thói quen khóc của trẻ trong 3 tháng đầu đời. Việc thiếu đi sự quan tâm chăm sóc giữa cha mẹ và trẻ có thể dẫn đến việc khóc hoặc đau bụng ở trẻ sơ sinh. Nhưng có lẽ do công việc bận rộn, thời gian ít ỏi nên các ông bố, bà mẹ ngày nay cứ mải chạy theo những phương pháp nhanh gọn hiệu quả ngay tức thì, trong khi điều trẻ thực sự cần là sự quan tâm dịu dàng, kiên nhẫn, từ tốn của cha mẹ”.

Trên thực tế cũng có nhiều phụ huynh không thích địu con vì họ nghĩ việc này khá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu cha mẹ sử dụng đai chắc chắn, có những tính năng an toàn cho trẻ em, thì cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm mà địu con mình.

Theo webtretho

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Khi con có những dấu hiệu sau em khuyên các chị đưa con đi bệnh viện gấp coi chừng con bị hoại tử ruột

Lồng ruột ở trẻ nhỏ là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Mặc dù con số thống kê chưa được đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh…

Ăn thô sớm không hại dạ dày con, ăn dặm sớm mới gây hại

Có nhiều bố mẹ cho con ăn dặm sớm từ 4-5 tháng trở đi, đây là điều không cần thiết và thậm chí còn gây hại cho…

Con em 3 tháng tăng 7,9kg nhờ sữa mẹ thơm ngon sau khi uống thứ nước tự nấu, rẻ như cho không

Em chỉ cao 1,55m. Lúc bầu tăng thêm 11kg, tổng cộng cân nặng là 48kg. Cũng hy vọng con sinh ra sẽ được nặng ký một chút…