Mẹ nào có con gái thì đọc ngay bài viết này, đừng vì sự cẩu thả của chính mình mà hại mất đời con!

Mấy năm gần đây bệnh viện nhi đồng TPHCM đã tiếp nhận nhiều trường hợp các bé gái chỉ mới 1, 2 tuổi đã mắc các chứng bệnh phụ khoa, nguyên nhân cũng vì sự cẩu thả của mẹ.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!
Ảnh Internet

Cách đây 2 năm chị Minh ở Quận 3, TPHCM thấy con gái có biểu hiện đi tiểu dắt, và khóc thét mỗi lần đi tiểu, chị đã dùng một số mẹo dân gian để chữa nhưng không khỏi. Đưa con đến bệnh viện Bác sĩ cho biết con chị bị mắc bệnh lậu. Cả cha mẹ ngơ ngác nhìn nhau không hiểu con lây bệnh từ đâu.

Gia đình yêu cầu bác sĩ làm xét nghiệm cho cháu xem có bị xâm hại tình dục không, kết quả cho thấy không có dấu hiệu gì cả. Cả gia đình cuống cuồng đi khám, cuối cùng người mắc bệnh lậu không phải vợ chồng chị Minh mà là người giúp việc. Hóa ra con gái chị mắc bệnh do giặt chung quần áo với người giúp việc trong máy giặt.

Gần đây nhất là trường hợp của bé gái 1 tuổi bị viêm âm đạo nấm vàng khè cả quần lót cũng vì thói quen giặt chung quần áo của cả hai gia đình với nhau.

Trước đó, mỗi lần mẹ của Văn Văn thay đồ cho bé đều thấy hiện tượng quần lót ố vàng, có nhiều mảng bám, bốc mùi hôi nặng, thậm chí có màu đỏ. Mỗi lần đi tiểu bé đều kêu khóc.
Khi mẹ tắm, bé đã khóc nức nở khiến gia đình phải đưa bé đến bệnh viện khám. Bác sĩ Bệnh viện Hà Y Đại tứ viện (Trung Quốc) cho biết, bé đã bị viêm âm đạo do nấm.

Sau khi tìm hiểu được biết, mẹ của Văn Văn là người mắc bệnh viêm âm đạo nặng, chữa nhiều nhưng không khỏi.

Không những thế, việc giữ gìn vệ sinh của mẹ Văn Văn cũng không triệt để, cô ít khi rửa tay sát khuẩn trước/sau khi vệ sinh cá nhân hoặc tắm cho con. Điều này khiến bác sĩ phải “lắc đầu” sợ hãi.

Ảnh Internet

Được biết mẹ của bé Văn bị nhiễm nấm âm đạo rất nặng, bé Văn bị lây bệnh cũng vì mẹ có thói quen giặt chung đồ của con với gia đình. Cách làm này khiến bé sẽ nhiễm bệnh lúc nào không biết.

Theo ý kiến của bác sĩ, vi khuẩn của bệnh nấm âm đạo xuất hiện ở khắp mọi nơi, nếu người lớn mắc bệnh này cần phải đặc biệt chú ý, không cẩn thận sẽ lây nhiễm cho trẻ nhỏ.
Không những thế, trẻ em hoặc trẻ sơ sinh có khả năng miễn dịch thấp, nguy cơ lây nhiễm cao.

Bác sĩ Khương Thúc Mẫn, chủ nhiệm khoa Phụ khoa bệnh viện này giải thích thêm, nhiều gia đình vì thuận tiện nên thường ném hết quần áo của cả nhà vào máy giặt rồi giặt chung với nhau.

Đây là điều kiện để các bệnh nhiễm trùng, viêm da, các loại nấm có khả năng lây nhiễm chéo do giặt lẫn quần áo.

Ngoài lây nhiễm chéo, khi người mắc bệnh giặt quần áo cho mình rồi lại giặt tiếp đồ của người khác mà không sát khuẩn tay cũng có thể là nguyên nhân quan trọng phát tán mầm bệnh.

Bác sĩ Mẫn cho biết thêm, trẻ em mắc bệnh phụ khoa thường không quá nguy hiểm, chỉ cần điều trị tích cực và đúng cách thì bệnh sẽ sớm khỏi. Cần tách xa nguồn bệnh để không bị tái nhiễm trở lại.

Thông thường bệnh phụ khoa sẽ lây nhiễm trong 2 quá trình trực tiếp và gián tiếp:

Lây nhiễm trực tiếp:

Chủ yếu là lây nhiễm qua đường tình dục, thường là do nữ giới mắc bệnh sau đó thông qua giao hợp sẽ lây nhiễm Trichomonas sang cho nam giới gây viêm nhiễm trên nếp gấp bao quy đầu dương vật, trên niệu đạo hoặc bên trong tuyến tiền liệt.

Lây nhiễm gián tiếp:

Người bệnh có thể bị viêm nhiễm gián tiếp do tiếp xúc với các vi khuẩn thông qua bồn tắm, bồn cầu ( công cộng), ở hồ bơi, hay do tiếp xúc với quần áo, chăn màn của người nhiễm bệnh.

Một số lưu ý trong việc giặt quần áo chip mà chị em nên nhớ bao gồm:

– Thay giặt hàng ngày: Tránh để 2-3 ngày mới giặt một lần vì lượng vi khuẩn sẽ sinh sôi nhiều và khó có thể loại bỏ trong điều kiện giặt thông thường.

– Tránh giặt cùng các trang phục khác để hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo.

– Lựa chọn xà phòng thích hợp: Nên giặt bằng xà phòng vì xà phòng có khả năng diệt khuẩn cao hơn bột giặt mà lại gây kích ứng da.

– Giặt ở nhiệt độ 30-40oC: Bởi ở nhiệt độ này, các chất chuyên dụng giặt đồ lót hoặc xà phòng sẽ được hòa tan hoàn toàn, tránh được tình trạng hoá chất dạng đặc bám trực tiếp lên sợi vải, gây kích ứng da khi mặc.

Ngoài ra, việc thay mới đồ lót định kì cũng rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe.

Qua 2 câu chuyện trên các mẹ nên hết sức cẩn thận trong cách giặt giú bảo vệ con mình khỏi những vi khuẩn gây bệnh. Không những bệnh về phụ khoa không, những bệnh như sốt siêu vi đều cũng có thể lây nhiễm bằng con đường giặt chung quần áo nha các mẹ.

Theo Gocgiadinh

Xem thêm: Cao thủ nịnh mẹ dễ thương nhất quả đất

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Đặt tên 4 chữ cho con trai đang rất hot, mẹ đã biết đến 50 tên đẹp-lạ này chưa?

Muốn con lớn lên thông minh, tài năng hay mạnh mẽ? Những cái tên 4 chữ cho con trai dưới đây sẽ giúp bố mẹ thỏa mãn…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Mẹ bị ít sữa và trầm cảm sau sinh ư? Không nói nhiều, đi về nhà ngoại ngay đi các mẹ

Nghe thì có vẻ chua chát và hơi “động chạm” đến nhà nội, nhưng sự thật thì “về nhà ngoại” là mong muốn sau khi sinh con…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Mẹ nào mua xe tập đi cho con thì hãy xem lại, mẹ đang phạm một sai lầm rất lớn với đôi chân của con

Trong những năm gần đây, xe tập đi là món đồ mà hầu như cha mẹ nào cũng sắm cho con mình. Đúng như cái tên, xe…