Ông bà ta thường nói: thương cho roi, cho vọt. Nếu bạn đồng ý với điều này thì xin thưa: bạn đang dạy con bằng bạo lực theo quan điểm phong kiến. Cách dạy này hoàn toàn sai lầm đối với trẻ dưới 3 tuổi. Chúng ta vẫn thường quen là: trong công ty sếp là vua, trong lớp học thầy cô là vua, trong gia đình bố mẹ là vua. Thưa rằng đó là một xã hội phong kiến. Ngày nay chúng ta cần dạy con bằng lý lẻ. Cái mà chúng ta hướng tới là một xã hội bình đẳng, chỉ có vai trò khác biệt chứ không có sự khác biệt về quyền lực.
Hôm nay, tôi muốn giới thiệu tới các bạn một lối sống mới, một môi trường mới, không bạo lực. đây là sự tiến hóa tự nhiên của nhân loại chứ không phải do ai viết ra một chủ thuyết, không phải ai đó đưa ra lí tưởng cao đẹp. Mỗi con người đều có nhu cầu được yêu thương và nhu cầu được tôn trọng, con cái chúng ta cũng rất cần nhu cầu đó.
Và tôi xin giới thiệu: Cách dạy con không dùng bạo lực
Tôi sẽ giới thiệu 2 cách phạt con với 2 lưới tuổi khác nhau mà không cần đòn roi
Thứ nhất là: Dùng cho trẻ từ 3-6 tuổi
Thứ 2 là: Dùng cho trẻ từ trên 6 tuổi
Có nhiều người sẽ hỏi: Thế bé dưới 3 tuổi thì sao?
Dưới 3 tuổi trẻ em chưa biết lí lẽ. Có nhiều bé 2 tuổi rưỡi bắt đầu nhưng trung bình là 3 tuổi.Ở độ tuổi này cái cần của chúng ta là dạy cho con có ý chí theo đuổi cái tốt và tránh xa cái xấu của riêng nó chứ không phải nó làm vì bố mẹ.Do đó, trước 3 tuổi đừng cố gắng dạy dỗ, lúc đó mục đích là giúp cho bé phát triển hết khả năng, phát triển hết tiềm năng học hỏi của nó.
Có một bạn đã hỏi câu hỏi sau:
Phụ huynh: Em nghĩ trẻ dưới 3 tuổi là nó hiểu được lí lẽ và biết sợ khi em phạt nó.Ở nhà, em cấm bé không sờ tay vào ổ điện, cấm nhiều lần nhưng nó vẫn sờ vào và em phạt nó. Lần sau nó sờ vào ổ điện thì nó nhìn em, thấy thái độ của em là nó không sờ nữa.
Chuyên gia: À, thế là bé nhà chị nó đâu có sợ điện mà là sợ chị.Và cái chị dạy cho nó là “sợ chị”
Dưới 3 tuổi mục đích của bé là khám phá, tìm hiểu, học hỏi theo cách riêng của nó. Khi nó chống đối cha mẹ thì đó là đang tìm hiểu khả năng ảnh hưởng của nó tới môi trường như thế nào, và môi trường trong đó có cha mẹ. Do đó thay vì phạt con vì con sờ vào ổ điện thì ở Mỹ người ta che hoặc bịt lại hết ổ điện. Người ta bọc những nơi nguy hiểm đẻ trẻ em tự do tìm hiểu môi trường xung quanh nó chứ không tạo ra biên giới vô hình xung quanh đứa trẻ, nó sẽ làm cho đứa trẻ lớn lên trở thành người hay sợ hãi, không tự tin, không dám vượt qua khả năng để làm những việc khó khăn. Hãy tạo ra môi trường an toàn để cho con mình thỏa sức khám phá môi trường xung quanh nó.
Chúng ta ở nhà thường hay cấm bé cắn đồ, mút tay nhưng chúng ta đã quên rằng cách tốt nhất để nó tìm hiểu môi trường, đó là Cắn. Chúng ta phải hiểu được nhu cầu chính đáng của đứa trẻ để làm sao cho con chúng ta phát triển được hết tiềm năng.
Trước khi đi vào phần cách phạt con thì chúng ta cùng nói khái niệm về qui tắc thưởng phạt sau đây. Đó là chỉ thưởng phạt trên cái muốn, không thưởng phạt trên cái cần. Vậy muốn là gì, cần là gì?
Chúng ta ai cũng có phần con và phần người. Phần con, cần: ăn, uống, ngủ, thở, vệ sinh, an toàn, hoạt động. Phần người, cần: yêu thương, học hành, lắng nghe, tôn trọng, phát triển, cảm thong, phát biểu, suy nghĩ. Trên đây tạm gọi là 1 nhu cầu căn bản của một con người, là nhưng cái gọi là cái cân
Chúng ta có nghĩ rằng chúng ta có đầy đủ những cái quyền trên này hay không???Từ bé đến giờ chúng ta có bao giờ nghe thấy những câu này chưa?“con nít biết gì im đi”“
A: thầy ơi cho em hỏi
Thầy: Tôi là thầy hay em là thầy?”
“con mà không nghe lời mẹ là mẹ không cho ăn tối”
“Mẹ ơi con muốn học đàn.
Mẹ: không, còn phải học chữ”
Vậy, phạt trên cái muốn là sao:
Ăn: ăn đủ dinh dưỡng, an toàn là đủ rồi -> cái này là cái cần
Không con muốn ăn KFC cơ -> đây là cái muốn
Mặc: mặc đủ ấm, che thân, thoải mái là được rồi -> cái này là cái cần
Không con muốn ăn mặc thời trang cơ -> cái đó là cái muốn
Trẻ em có quyền học hỏi, thông tin, nên một ngày nó cần 0.5h TV, internet -> cái đó là cần
Trên thời gian đó là muốn
Do đó, nếu trẻ em nó không nghe lời thì chúng ta sẽ lấy đi cái nó muốn chứ không được lấy đi cái nó cần.
“Tuần này con sẽ được đi ăn KFC nếu con đi ngủ đúng giờ”
“Tuần này con sẽ được uống pepsi nếu con học bài đúng giờ”
“Tuần này thay vì con được đi ăn KFC thì con sẽ phải ăn tối ở nhà vì con đánh bạn”
“Tuần này thay vì có một lon Pepsi trong tủ thì không có lon pepsi nào cả vì con không chịu chào hỏi mọi người”
Quay trở lại, với trẻ dưới 6 tuổi, nếu đứa trẻ không nghe lời thì chúng ta sẽ cho nó timeout. Chúng ta đặt một cái ghế ở một góc an toàn trong nhà và cái ghế đó không được rời chỗ khác. Kế bên nghế không để gần bất kỳ cái gì khác. Và cho nó ngồi vào đó.Có một câu rất nổi tiếng “Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì: mọi lúc đều là giờ chơi, mọi nơi đều là chỗ chơi, mọi việc đều là trò chơi, mọi thứ đều là đồ chơi và mọi người đều là bạn chơi.”Do đó chúng ta không để bất kỳ cái gì gần cái ghế đó vì nó sẽ nghịch.
Vậy thời gian timeout là bao lâu? Theo nghiên cứu của nhi khoa viện hàn lâm Hoa Kỳ thì mỗi 1 tuổi thì thời gian timeout là 1 phút. Có nghĩa là bé 3 tuổi thì timeout trong 3 phút. Và một ngày không quá 20 lần timeout.Chi A: Em nghĩ 3 phút là quá ít.
Chuyên gia: Chúng ta quen suy nghĩ của xã hội phong kiến trung cổ, trừng phạt có nghĩa là hành hạ, nhưng thời hiện đại trừng phạt chỉ có nghĩa là nhắc nhở. Cho nên không cần phải làm cho nó đau khổ.
Vậy khi chúng ta kêu bé ngồi mà bé không ngồi thì mình cần phải làm gì?Không lẽ mình đè nó xuống, cột nó lại ?Không, như thế thì còn bạo lực hơn nữa.
Nếu bé không ngồi thì chúng tã sẽ lấy dần đi các cái nó muốn: không ngồi thì cuối tuần không ăn KFC, không ngồi nữa thì không có pepsi trong tủ lạnh, không ngồi nữa thì sẽ thay vì 1h xem TV, chỉ còn 0.5h xem TV,.. cứ như vậy.Nó sẽ học được một bài học là Hậu quả đương nhiên.
Phụ huynh: Nếu nó không muốn gì cả thì sao ạ?
Chuyên gia: Trẻ em nó là con người, là động vật nên nó có rất nhiều ham muốn. Không có một trẻ em nào mà không có một ham muốn nào cả.Cha mẹ luôn biết con thích cái gì, muốn cái gì, ghét cái gì, sợ cái gì.
Mục đích của Timeout là cho đứa bé nó lắng xuống, cho nó calm down để nó có khả năng quản lý cảm xúc, tình cảm của nó. Sau này tự nó có thể điều khiển được cảm xúc của mình.
Có một câu chuyện cũng rất hay sau đây, tôi xin được chia sẻ.
Nếu mày nhìn thấy một đống người rớt xuống sông thì mày sẽ cứu ai trước.
Ai nghĩ mình sẽ cứu người xa lạ trước, ai nghĩ là mình sẽ cứu người thân mình trước??
Người Việt chúng ta là “Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình” nên chắc chắn là chúng ta sẽ trả lời “Tôi sẽ cứu người thân mình trước”, đúng không ạ?
Nhưng người Nhật thì họ sẽ trả lời sao? “Không, tôi sẽ cứu người không biết bơi trước”
Chính vì thế mà Nhật Bản mới trở thành cường quốc thứ 2 thế giới từ cái đống tro tàn của Hiroshima và Nagasaki.
Cái mà chúng ta muốn dạy cho con chúng ta là dạy con có khả năng quản lý cảm xúc chứ không phải là nô lệ của cảm xúc. Nên khi bé ngồi vào cái ghế này thì chính là lúc bé tìm cách quản lý cảm xúc của mình.Bé trên 6 tuổi thì khả năng quản lý cảm xúc lớn hơn rồi nên chúng ta không sử dụng phương pháp timeout nữa mà chúng ta sẽ sử dụng Bảng điểm xin xem thêm ở phần sau.